ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, mục tiêu của công nghệ số, trong đó có trí tuệ nhân tạo, là để người dân giàu có, hạnh phúc hơn. “Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo, phải được sử dụng một cách đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất, tổ chức tại Nam Định sáng 14/9. Chủ đề của diễn đàn là “Đưa nền tảng số đến từng hộ gia đình”. Theo Bộ trưởng, đây cũng là mục tiêu và cách làm của Việt Nam trong chuyển đổi số. “Đó là mỗi gia đình, mỗi người dân được tiếp cận với công nghệ số và được tham gia và thụ hưởng lợi ích từ chuyển đổi số”, ông nói. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số, sáng 14/9. Ảnh: Quỳnh Bùi Theo ông, mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn, còn xã hội số là làm người dân được hạnh phúc hơn nhờ công nghệ. “Đây là mục tiêu quan trọng, bất biến trong quá trình phát triển kinh tế số của Việt Nam”. Kinh tế số được hiểu là tất cả hoạt động dựa trên, hoặc được đổi mới, bởi công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, thể chế số, kỹ năng số. Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra giá trị mới cơ bản của kinh tế số. Tại Diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng đánh giá “trí tuệ nhân tạo là công nghệ nền tảng quan trọng dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số”. AI có thể tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phổ cập các yếu tố cơ bản của xã hội số, đảm bảo mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng, mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính điện tử, một chữ ký số cá nhân, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản, và có kỹ năng số ở mức cơ bản. Trong khi đó, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cũng nêu 10 hành động phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam, trong đó có hai hành động tập trung vào AI. Thứ nhất là xây dựng, triển khai miễn phí nền tảng bồi dưỡng kỹ năng số với các khóa học kỹ năng cơ bản cho người dân, đặc biệt là phổ cập AI để sáng tạo nội dung. Thứ hai là triển khai ba dự án điểm quốc gia về ứng dụng AI, gồm xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt và xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức khối hành pháp; trợ lý ảo tránh chồng chéo văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ lập pháp; và trợ lý ảo về pháp lý phục vụ người dân. Theo báo cáo của Bộ, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng, từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% năm 2022 và đã đạt khoảng 14,96% trong sáu tháng đầu 2023. Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% năm 2025, lĩnh vực này phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GPD, tức khoảng 20-25%. Theo báo cáo thường niên do Google và Temasek công bố, tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022, hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với 2021. Việt Nam hiện có 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân có trên một triệu người dùng hàng tháng, tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Tổng số lượng người dùng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong sáu tháng đầu năm vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lưu Quý
Ngày 29/08/2023, tại trụ sở chính của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ & Địa Ốc Đất Xanh Miền Bắc, Tòa nhà Hapulico, số 85 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, đại diện Công ty TNHH Công nghệ S-TECH – Ông Nguyễn Công Chính đã có buổi chia sẻ về: “ Chuyển Đổi Số – Từ Lý thuyết đến Thực tiễn”. Buổi chia sẻ có sự tham dự từ lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC NETVIET, lãnh đạo Công ty Công ty Cổ Phần Dịch Vụ & Địa Ốc Đất Xanh Miền Bắc cùng sự có mặt của rất nhiều Anh/Chị học viên là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà điều hành tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại đây ông Nguyễn Công Chính- Giám Đốc Công ty TNHH Công Nghệ S-TECH đã có sự chia sẻ về việc ứng dụng Chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, những thách thức và cơ hội mở ra cho doanh nghiệp khi hiểu bản chất cốt lõi để ứng dụng thực tế vào mô hình doanh nghiệp. Điều đó, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh và góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội thủ đô. Ông Nguyễn Công Chính- Giám Đốc Công ty TNHH Công Nghệ S-TECH Sự kiện cũng có sự chia sẻ từ Ông Vũ Cương Quyết – TGĐ Đất Xanh Miền Bắc, Bà Nguyễn Thị Lệ Uyên – P.TGĐ Khối Vận hành về lộ trình Chuyển đổi số của Đất Xanh Miền Bắc từ giai đoạn 2014 đến nay. Và thật tự hào, khi S-TECH chính là đơn vị đối tác cung cấp giải pháp Chuyển đổi số toàn diện cho Đất Xanh Miền Bắc cùng hệ thống các công ty con, sàn giao dịch với các sản phẩm phần mềm Booking Online – Phần mềm Quản lý Bất Động Sản, CRM – Chăm sóc khách hàng, ERP – hệ thống ứng dụng tính năng của công nghệ thông tin vào quá trình vận hành doanh nghiệp,… Ông Vũ Cương Quyết – TGĐ Đất Xanh Miền Bắc Bà Nguyễn Thị Lệ Uyên – P.TGĐ Khối Vận hành về lộ trình Chuyển đổi số của Đất Xanh Miền Bắc Một số hình ảnh khác tại buổi hội thảo: Thông qua những kiến thức và chia sẻ giá trị tại sự kiện, anh/chị Học viên hiện đang là là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà điều hành các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất Động Sản có cái nhìn rõ hơn về xu hướng công nghệ hiện nay và ứng dụng thực tiễn cho các hoạt động quản lý – vận hành. Xây dựng và thiết lập mục tiêu cho việc phát triển Doanh nghiệp mạnh mẽ, tạo ra những đột phá trong thời kỳ số hóa hiện nay! Nguồn: s-tech.info
IoT Hub đa năng này có khả năng kết nối với nhau bằng công nghệ đường trục độc quyền, bên cạnh các công nghệ đường truyền Wi-Fi và G.hn PLC. Máy tính xách tay, điện thoại di động, TV chuẩn Full-HD/4K hay camera an ninh IP,… đến những thiết bị truyền dữ liệu tốc độ thấp như các loại cảm biến, các bộ điều khiển và các bộ truyền động, tất cả kết nối với nhau đã tạo nên một chuẩn mực mới về “nhà thông minh”. Để giải quyết bài toán về độ tin cậy, độ trễ và mức độ phủ sóng của những hệ thống mạng như vậy, hãng công nghệ Homa Techs vừa công bố dòng sản phẩm IoT Hub đa năng với công nghệ trí tuệ nhân tạo tinh giản. IoT Hub với trí thông minh nhân tạo tinh giản. Các sản phẩm mới này gồm Wi-Fi Router theo chuẩn Wi-Fi thế hệ thứ 6 mới nhất (802.11ax), tương thích với những phiên bản cũ (Wi-Fi 5, 802.11ac hay Wi-Fi 4, 802.11n); và bộ điều khiển trung tâm thông minh kết nối đa giao thức có khả năng làm việc với các thiết bị khác theo chuẩn kết nối Wi-Fi, Zigbee, Z-wave, Bluetooth BLE, G.hn PLC, Ethernet tốc độ cao, KNX và Modbus. Trong dòng sản phẩm IoT Hub nổi bật là thiết bị Helius (Tri-band Wi-Fi, 12-stream, AX6000) thích hợp cho phân khúc tòa nhà hoặc các dự án bất động sản cao cấp. Trong khi đó, các thiết bị Neptune (Tri-band Wi-Fi, 8-stream, AC3000) và Intelli (Dual-band Wi-Fi, 4-stream, AC1200) hướng đến phân khúc nhà riêng lẻ, căn hộ và văn phòng. Mô phỏng một hệ thống nhà thông minh với đa thiết bị đa chuẩn kết nối với nhau thông qua các IoT Hub. Đáng chú ý, hãng sản xuất cho biết, thiết bị tính toán cục bộ của họ sẽ chạy thuật toán trí tuệ nhân tạo tinh giản do chính Homa Techs nghiên cứu, để sử dụng trong các tác vụ phân tích hình ảnh, nhận dạng giọng nói, xử lý tín hiệu và các ứng dụng độc quyền khác. Tất cả thiết bị sẽ hoạt động trên cùng một hệ thống phần mềm và ứng dụng di động của hãng này. Tất cả các thiết bị IoT Hub đa năng này đều có khả năng kết nối được với nhau bằng công nghệ đường trục độc quyền của Homa Techs, phối hợp đồng thời các đường truyền Wi-Fi và G.hn PLC, tạo thành mạng lưới để mở rộng vùng phủ sóng.
Đặt câu hỏi cho chatbot, viết mail với gợi ý từ hệ thống, nhấp vào bài hát được website đề xuất, là cách hàng tỷ người trên thế giới sử dụng AI mỗi ngày. Chatbot Chatbot là một chương trình máy tính mô phỏng các cuộc trò chuyện giống như con người bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và học máy (ML), thông qua các kênh giao tiếp: website, nền tảng nhắn tin, ứng dụng di động, điện thoại. Chatbot đầu tiên (Eliza) có từ năm 1966 – lâu đời hơn cả Internet (ra mắt năm 1969). Đến năm 2016, Facebook mới cho phép các nhà phát triển đặt tính năng này trên Messenger. Từ thời điểm này, các thương hiệu bắt đầu phát triển công nghệ còn người dùng háo hức thử nghiệm để xem khả năng của chúng. Đến nay, đã có hơn 300.000 chatbot trên Messenger, số liệu từ Tidio. Trang Simplr thống kê, hiện có hơn 1,4 tỷ người đang sử dụng chatbot và 5 quốc gia có lượng sử dụng hàng đầu là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Vương quốc Anh và Brazil. Đến năm 2027, đây sẽ trở thành kênh dịch vụ khách hàng chính cho khoảng 1/4 tổ chức trên toàn thế giới. Insider Intelligence dự đoán chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng toàn cầu thông qua chatbot sẽ đạt 142 tỷ USD vào 2024, tăng từ 2,8 tỷ USD năm 2019. Trên thế giới có hiện có rất nhiều loại chatbot khác nhau, từ đơn giản như ứng dụng chăm sóc khách hàng đến cao cấp với khả năng trò chuyện, đối đáp như con người. Một trong những ví dụ nổi bật nhất của chatbot là ChatGPT. ChatGPT được đưa lên nền tảng Android từ 25/7 cho người dùng Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil qua cửa hàng Google Play. Ảnh: PB ChatGPT được cung cấp bởi mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI (GPT 3). Công ty cũng đã phát hành một mẫu mới hơn có tên GPT-4 vào ngày 14/3 với lời giới thiệu: có thể lập tức đỗ đại học mà không cần luyện thi hay vượt qua 90% kỳ thi sát hạch luật sư. CEO OpenAI Sam Altman cho biết đây là công nghệ AI tiên tiến chưa từng có, được đào tạo bằng cách sử dụng phản hồi của con người kết hợp công nghệ học sâu (deep learning). GPT-4 có khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, gồm hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Việc chấp nhận hình ảnh đầu vào và xuất ra văn bản là tính năng mới chưa có trước đây, được đánh giá giúp người dùng có thêm tùy chọn để sáng tạo. Không chỉ với ChatGPT, trên thế giới có nhiều dạng chatbot AI có thể viết các bài đăng trên blog, tạo và gỡ lỗi mã phức tạp, dệt nên những câu chuyện sống động, đưa ra công thức nấu ăn, làm thơ, viết nhạc và trả lời hầu hết câu hỏi mà người dùng đặt ra. Ngoài hỗ trợ cá nhân, ứng dụng này có thể giảm thời gian chăm sóc khách hàng lên tới 77%, thậm chí tiết kiệm 11 tỷ USD cho năm nay, khi áp dụng ở ngành chăm sóc sức khỏe, ngân hàng và bán lẻ. Tham khảo:>> Ứng dụng công nghệ AI – Chat GPT là bắt buộc trong các doanh nghiệp Email, tin nhắn Theo Techjury, Gmail vẫn là nền tảng email phổ biến nhất với hơn 1,8 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Hòm thư này ra mắt vào ngày 1/4/2004. Trước đó một ngày, thông tin về dịch vụ email miễn phí của Google rò rỉ, nhưng nhiều người đinh ninh đó chỉ là một trò đùa. Điều lớn nhất khiến mọi người hoài nghi hãng cung cấp dung lượng miễn phí đến 1 GB – lớn gấp 500 lần so với những gì Microsoft Hotmail thời đó cung cấp. AI hiện tích hợp trên Gmail qua tính năng soạn thư thông minh. Nó gợi ý các câu hoàn chỉnh dựa trên dòng trước mà người dùng đã viết. Trí tuệ nhân tạo được huấn luyện để nhanh chóng soạn thảo email với độ chính xác theo ngữ cảnh, đúng ngữ pháp. Song song quá trình viết mail, hệ thống sẽ đưa ra lời đề xuất, người dùng chỉ cần nhấn phím tab để đưa câu gợi ý này vào văn bản. Các ứng dụng mail tích hợp AI để hỗ trợ soạn thảo nhanh. Ảnh: Freepik Chức năng dự đoán có thể hãy bật – tắt ở phần cài đặt, chế độ Soạn thư thông minh. Hiện ứng dụng hỗ trợ dự đoán bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha. Ngoài Gmail, Outlook cũng cung cấp tính năng dự đoán văn bản và đề xuất thư hồi đáp với tiếng Anh. Trả lời nhanh cũng là một trong những tính năng hỗ trợ bởi AI, không chỉ có trên email mà còn xuất hiện trên nhiều ứng dụng chat, tin nhắn điện thoại. Các đề xuất này sẽ hiển thị ngay khi người dùng nhấp vào tin nhắn đến, tiết kiệm thời gian thao tác, đặc biệt hữu ích khi bận rộn mà phải trả lời nhanh. Không chỉ tạo khác biệt trong cách tương tác trực tuyến, AI còn tích hợp trên Google Docs để kiểm tra ngữ pháp. Trên nền tảng này có vô số người truy cập mỗi ngày để viết truyện, báo cáo… Google tận dụng sự tiến bộ trong AI để giúp người dùng tránh mắc lỗi khi viết câu về chính tả lẫn ngữ pháp. Tính năng này hỗ trợ với cả tiếng Việt và được bật mặc định. Mạng xã hội, ứng dụng giải trí Truyền thông xã hội cũng là một lĩnh vực có sự đóng góp lớn của AI. Những bài viết Chi tiết…
Trong bối cảnh số hóa của thế giới, các doanh nghiệp cũng đang dần chuyển đổi từ tiếp thị truyền thống sang hình thức tiếp thị qua điện thoại di động và tin nhắn. Bởi lẽ, mô hình này cho phép họ có cơ hội trò chuyện trực tiếp, riêng tư với khách hàng. Theo bà Cristina Constandache – Giám đốc doanh thu Rakuten Viber, có 5 xu hướng công nghệ đang dần phát triển theo hình thức này. Ứng dụng công nghệ 5G Việc ứng dụng 5G là một giải pháp giúp giảm thiểu độ trễ, tăng nhanh tốc độ và khả năng kết nối cho các thiết bị di động. Tiềm năng cho sự phát triển các công nghệ mới hoặc tăng cường ứng dụng của những công nghệ hiện có như Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và thực tế tăng cường, xe tự hành và thậm chí cả những công nghệ như phẫu thuật từ xa. FinTech FinTech (công nghệ tài chính) là một xu hướng cách mạng hóa cách thức quản lý tài chính, không chỉ với các cá nhân mà còn là doanh nghiệp. Khi nhìn vào bất kỳ sự phát triển nào của fintech gần đây đều có thể khẳng định là việc bắt kịp tốc độ đổi mới và sẵn sàng tích hợp công nghệ mới đã không chỉ dừng lại ở một lợi thế mà còn là một kỹ năng sinh tồn. Giải pháp thanh toán di động đạt giải thưởng của Viber OpenNet OpenNet (phần mềm mã nguồn mở và miễn phí) cho phép việc sử dụng các tiêu chuẩn mở để tạo điều kiện trao đổi chuyên môn và hợp tác giữa các doanh nghiệp. Đây có thể là chất xúc tác tuyệt vời cho sự đổi mới và khả năng thích ứng, mang lại lợi ích cho nhiều công nghệ bao gồm Internet vạn vật (IoT), 5G, điện toán ngoại vi và đám mây. Lâu nay, sự cạnh tranh luôn là động lực đằng sau những đổi mới, thúc đẩy tối ưu hóa quy trình và đòi hỏi những cách tiếp cận sáng tạo. Nhưng hiện nay, việc trao đổi chuyên môn miễn phí đang thúc đẩy rất nhiều cho sự ra đời những công nghệ tiên tiến. Việc hợp tác có thể trở thành bước nhảy vọt đưa hệ sinh thái di động lên một tầm cao mới. Reality+ Reality+ (tăng cường thực tế ảo) là sự pha trộn giữa thế giới thực với các yếu tố ảo bằng cách sử dụng các công nghệ như thực tế hỗn hợp (MR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR), để tích hợp liền mạch thế giới thực và môi trường kỹ thuật số. Ví dụ về ống kính AR có thương hiệu của Viber Các nhãn hàng cần sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi ranh giới mới này và chuẩn bị xây dựng hành trình của khách hàng xuyên qua thế giới thực và hơn thế nữa. Với các thương hiệu, Reality+ hứa hẹn cung cấp các công cụ xây dựng thương hiệu tuyệt vời và cải thiện trải nghiệm của khách hàng của họ. Số hóa mọi thứ Việc đưa “kỹ thuật số” bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn các khía cạnh vật lý đã trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các hoạt động của cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, Digital Everything (số hóa mọi thứ) là một xu hướng sử dụng công nghệ để tối ưu hóa mọi quy trình và tạo ra hiệu quả tối đa. Các công ty cần thiết lập các kết nối có ý nghĩa, phù hợp và kịp thời với khách hàng của mình trên đa nền tảng bao gồm cả thiết bị di động để duy trì kết nối cá nhân. Đổi mới kỹ thuật số có thể giúp đạt được tất cả các mục tiêu này tốt, nhanh, chính xác và thuận tiện hơn rất nhiều từ việc hợp lý hóa các nhiệm vụ khác nhau để cắt giảm chi phí và thời gian, đến cải thiện quá trình ra quyết định nhờ sự thấu hiểu dựa trên cơ sở dữ liệu. Nguồn: Tổng hợp
Sáng 26/7, tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức”. Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 đại biểu, lãnh đạo các bộ ban ngành, tập đoàn, doanh nghiệp và đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho rằng: “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giúp cho Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn…” TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh điều phối chương trình Hội thảo Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo. Ông Nguyễn Đoàn Kết – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chia sẻ câu chuyện cụ thể về chuyển đổi số tại đơn vị. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chia sẻ về nội dung: “VNPT đồng hành với các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số”. Ông Bùi Trung Thành, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số khu vực miền Bắc – Công ty Cổ phần Base Enterprise chia sẻ về: “Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số”. Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên cho rằng: “Hiện nay việc chuyển đổi số vẫn gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư chuyển đổi số lớn, vấn đề đầu tiên là tiền đâu, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã có thói quen kinh doanh, khó thay đổi; thiếu sự cam kết từ lãnh đạo; hay thậm chí có tình trạng trên chỉ đạo, dưới không nghe, thiếu sự cam kết từ người lao động, thiếu nhân lực nội bộ, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thông tin công nghệ số, thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ ràng… Tất cả những yếu tố này đang cản trở quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp”. Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) – Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng: “Doanh nghiệp nhà nước, có những hành lang pháp lý, quy định, quy chế và cách thức kiểm soát rất chặt chẽ. Đây là yếu tố tạo nên những rào cản trong việc chuyển đổi cách thức tổ chức để chuyển đổi số, bởi không thể muốn chuyển đổi như thế nào cũng được và muốn chuyển đổi là chuyển đổi được ngay, sự chuyển đổi số cũng chịu rất nhiều ràng buộc”. Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital chia sẻ về: “Chuyển đổi số tạo đòn bẩy giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn”. Ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Tổng Giám đốc TCT Giải pháp Doanh nghiệp Viettel chia sẻ về nội dung: “Viettel phát triển giải pháp chuyển đổi số toàn diện, tạo ra hệ sinh thái số cho các doanh nghiệp xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số”. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu chỉ ra những khó khăn hiện nay về cơ chế khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước. Chính việc thiếu kiến trúc này dẫn đến việc chuyển đổi số không phát huy tối đa những lợi thế trong quá trình ứng dụng vào vận hành thực tế để chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện doanh nghiệp sang bản chất kinh doanh mới – trở thành một doanh nghiệp số. Các đại biểu mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ và lãnh đạo các bộ ban ngành, địa phương tiếp tục nắm bắt, lắng nghe để sớm có những điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hội thảo có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS); Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo); Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTRANS); Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO).
Sự bùng nổ của công nghệ AI sẽ khiến nhiều ngành nghề bị đào thải và làm thay con người với tốc độ “chóng mặt” và chi phí vô cùng thấp. Vì vậy, việc các doanh nghiệp phải bắt kịp công nghệ, ứng dụng công nghệ AI – ChatGPT là điều hiển nhiên để thay đổi và bứt phá hiện nay. Trong thời gian gần đây, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ mạnh trên thế giới khi nhiều công ty ứng dụng trong công việc kinh doanh, sản xuất các sản phẩm. Giờ đây, công nghệ AI là mối đe dọa của nhiều ngành nghề ở mọi quốc gia, mọi lĩnh vực. Đó là vấn đề được đề cập trong khuôn khổ Hội thảo “Kết nối thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Hồng” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức vào ngày 11/5/2023 vừa qua. Tham khảo:>> Giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả 2023 Những ngành nghề bị công nghệ AI đào thải Công nghệ AI không chỉ khiến làn sóng sa thải nhân viên ngành công nghệ thông tin trên toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay mà còn đang được các doanh nghiệp công nghệ ứng dụng rộng rãi trong các công việc không đòi hỏi tính sáng tạo hay dập khuôn. Bà Mentor Jenny Nguyễn – Chủ tịch Học viện Kinh doanh AZ nói về ChatGPT ứng dụng trong doanh nghiệp. Ảnh Khải Phạm. Bà Mentor Jenny Nguyễn – Chủ tịch Học viện Kinh doanh AZ, đồng trưởng làng phát triển cộng đồng, BQT Group OpenAI-ChatGpt Việt Nam 140.000 thành viên cho biết hiện nay thực trạng này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Vị này đưa ra dẫn chứng thực tế từng có học viên là một doanh nghiệp sở hữu 20 kênh Youtube và Tiktok với nội dung xây dựng dành cho người nước ngoài. Đối với mỗi bài content cho kênh, người này phải thuê nhân sự viết với chi phí 600 – 800 nghìn đồng bằng tiếng anh. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ ChatGPT, chi phí lúc này được rút ngắn tiệm cận về 0 đồng. Trước đây doanh nghiệp này sử dụng hơn 20 nhân sự thì bây giờ chỉ còn lại 2 biên tập viên là người kiểm duyệt nội dung cuối cùng trước đưa nội dung đi vào sản xuất và lên kênh. Quay lại với câu chuyện thực tế, nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay ứng dụng công nghệ AI vào sản xuất sẽ gia tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất. Biên tập, người sản xuất nội dung chính là đối tượng sẽ bị đào thải khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI vào thực tế. Không chỉ nghề biên tập mà lập trình phần mềm cũng bị mất việc bởi ứng dụng công nghệ AI Cro Website chỉ mất 2 phút thay vì mất 5-7 ngày với một nhân sự lập trình. Luật sư cũng không nằm ngoài cuộc khi nghiên cứu thị trường Bigdata giờ đây không giống như trước phải cử nhân sự đi đến từ doanh nghiệp hay vùng miền để khảo sát… Còn bây giờ khi định danh cá nhân đã được hoàn tất, người dùng chỉ cần ngồi 1 chỗ để phân tích dữ liệu Bigdata một cách đơn giản và chính xác. Ngay cả giáo viên cũng sẽ bị ảnh hưởng khi công nghệ AI được ứng dụng. Trước đây, nếu viết một cuốn sách hay 1 bài nghiên cứu khoa học sẽ mất cả năm trời, nhưng với ChatGPT khi bạn còn chưa kịp ra mắt thì đã có người xuất bản và bán ra thị trường cả nghìn cuốn. Với nghề ảnh thì dùng AI ghép mẫu, chăm sóc khách hàng dùng Chatboss AI và nhân viên chốt sale và với Marketting chỉ cần nhân sự biết dùng AI sẽ giảm được lượng lớn nhân viên hoạt động thực tế. Đó là những dẫn chứng thực tế đang xảy ra hiện nay khi nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI nhằm thay thế con người mà Chủ tịch Học viện Kinh doanh AZ đưa ra. Không những tiết giảm chi phí, AI còn có thể thực hiện các công việc với khả năng sáng tạo thậm chí còn xuất sắc hơn con người chỉ với vài giây chứ không còn tốn thời gian hàng tuần, hàng tháng như trước đây với một số ngành nghề. Rõ ràng, khi công nghệ AI bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp nào chậm ứng dụng phút nào thì sẽ thua thiệt so với đối thủ phút ấy. Tham khảo:>> Công nghệ AI đang là nền tảng dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thay đổi để không bị đối thủ dùng công nghệ Vòng quay của AI đang vô cùng nhanh hối thúc mọi doanh nghiệp muốn đi lên phải ứng dụng, điều này cho thấy phải có sự thay đổi năng lực cạnh tranh nếu muốn phát triển. Bà Mentor Jenny Nguyễn cho biết, công nghệ AI được nhắc đến nhiều nhất và dễ dàng ứng dụng trong các doanh nghiệp hiện nay chính là ChatGPT. Đó là một bộ não khổng lồ chiếm tới 175 tỷ tham số với ChatGPT 3, khi được nâng lên ChatGPT 4-5… thì con số sẽ còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Khi ứng dụng ChatGPT, người dùng sẽ nhận được những câu trả lời như con người tư vấn và thậm chí còn hay hơn người tư vấn. Kỷ nguyên ChatGPT ứng dụng trong các doanh nghiệp. Ảnh Mentor Jenny Nguyễn. “Nhân sự bây giờ không chỉ biết làm 1 việc chuyên ngành như trước mà phải biết làm nhiều việc. Như content bây giờ còn phải biết cả video, Chi tiết…
Chuyển đổi số đang là những bước đi quan trọng của doanh nghiệp, là xu hướng của thế giới, buộc phải thực hiện trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bất động sản cũng không phải là ngoại lệ, đang chạy đua tất bật với công nghệ, ứng dụng vào doanh nghiệp… Trở thành xu hướng tất yếu Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, kinh tế số đặt mục tiêu đạt 20% GDP đến năm 2025 và đạt 30% GDP đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một trong những giải pháp then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số. Giai đoạn 2021-2022, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi tích cực trong nhận thức. Giai đoạn 2023-2025 là giai đoạn tăng tốc, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số cụ thể trên nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt được mục tiêu như mong đợi. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc nhận thức chung về một số xu hướng công nghệ trên thế giới, tiềm năng của chúng, hiểu được thực trạng, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, cũng như học hỏi từ những câu chuyện về chuyển đổi số sẽ giúp mỗi doanh nghiệp khéo léo xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp của riêng mình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong báo cáo thường niên “Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022” của Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có dữ liệu khảo sát về nhu cầu, thực trạng triển khai và đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số của 1.000 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp xây dựng tham gia chuyển đổi số chiếm 5,5%, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 1,6%. Trên thực tế, con số này còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế sau đại dịch Covid -19 thì đây cũng là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp bất động sản và ngành nghề liên quan đã và đang tiếp cận với xu thế chuyển đổi số. Các ngành nghề tham gia quá trình chuyển đổi số Đơn cử, công ty TNHH Thắng Lợi (Vico) là doanh nghiệp vật liệu xây dựng thép đúc. Năm 2022, công ty đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp hạ tầng, hệ thống máy móc, đầu tư gần 100 tỷ nhập khẩu dây chuyền hiện đại từ Châu Âu và thành lập ban Chuyển đổi số, quán triệt tinh thần ứng dụng công nghệ, triển khai xây dựng Master Data, số hóa các dữ liệu Media, chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp, tích hợp công nghệ IoT và triển khai lên nền tảng điện toán đám mây IBM Bluemix. Ban giám đốc công ty khẳng định “chuyển đổi số không chỉ dừng lại là kế hoạch, mà Vico đã và đang quyết tâm triển khai, trong vòng 3 – 4 năm tới, toàn bộ hệ thống quản trị, vận hành, kinh doanh của công ty sẽ được thực hiện trên nền tảng số”. Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023, Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh khẳng định, chuyển đổi số và công nghệ cho dịch vụ môi giới bất động sản – tài chính vẫn là công việc được hội đồng quản trị chú trọng trong năm 2023. “Công nghệ cũng là yếu tố được chúng tôi đặc biệt quan tâm. Theo đó, dự án cải thiện và đổi mới hệ thống ERP quản trị chung các hoạt động tài chính, kế toán và kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục triển khai xây dựng. Đồng thời, tập trung phát triển các giải pháp công nghệ hiện hữu cho kinh doanh và tài chính cá nhân cho hệ sinh thái khách hàng”, đại diện công ty khẳng định tại đại hội. Cần thời gian và chi phí Thực tế, các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC… đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động, nghiên cứu của Microsoft đã chứng minh điều này, khi năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: “Công nghệ số và chuyển đổi số không còn là nhu cầu, sự lựa chọn, mà là yếu tố bắt buộc để giúp doanh nghiệp bất động sản vượt qua những khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, đây là cơ sở để xây dựng và phát triển thị trường bất động sản chuyên nghiệp, lành mạnh và bền vững”. Còn GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Chi tiết…
Theo chia sẻ của Nguyễn Thiện Nghĩa – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù doanh thu ngành ICT sụt giảm so với cùng kỳ nhưng xuất khẩu phần mềm vẫn là một điểm sáng, khi một số doanh nghiệp duy trì tăng trưởng tốt ở một số thị trường nước ngoài. Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2023 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục công nghiệp CNTT và Truyền thông (ICT) – Bộ TT&TT cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và xung đột Nga – Ukraina… làm đứt gãy chuỗi cung ứng…, khiến xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ CNTT giảm mạnh, trong đó xuất khẩu phần cứng, điện tử giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xem thêm: >>> Điểm mặt 7 Xu hướng công nghệ 2023 được tin dùng Theo đánh giá của ông Nghĩa, sự sụt giảm thị trường thiết bị phần cứng là xu hướng chung của thế giới. Trong nửa cuối năm 2023, Việt Nam tập trung duy trì tốc độ phát triển tích cực ở lĩnh vực phần mềm, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU. Nhất là trong bối cảnh Gartner đã có những dự báo chi tiêu trong lĩnh vực phần mềm toàn cầu trong năm 2023 – 2024 sẽ tăng trưởng mạnh lần lượt là 12% và 13%. Về lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam, ông Nghĩa chia sẻ ví dụ về đặc điểm của công nghệ vi mạch ở Nhật Bản, khi mà tất cả các công đoạn trong các khâu như thiết kế, gia công, đóng gói… đều rất chuyên sâu và có sự phân vai, phân hoá rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có một số tập đoàn hay một số quốc gia nắm những công nghệ hàng đầu. Do đó, ông Nghĩa cho rằng việc gia nhập khâu sản xuất này đòi hỏi phải có thị trường, có sự đầu tư rất lớn về mặt công nghệ… Vì vậy, công nghệ vi mạch ở Việt Nam hiện nay đang tham gia ở mức độ tiềm năng hơn là có vai trò chủ đạo. Hiện nay tại Việt Nam, Intel tham gia một trong số các khâu sản xuất chip là đóng gói hay Samsung, Amkor đang có triển khai đầu tư. Việc thúc đẩy một hệ sinh thái đơn vị hỗ trợ cho DN sản xuất chip để giúp Việt Nam thu hút sự tham gia của những công ty sản xuất chip lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều hoạt động sản xuất chip trong khu vực. Hiện có ngày càng nhiều DN Việt Nam có năng lực tham gia công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất chip. Chưa kể, có khoảng trên dưới 50 DN trong nước với hơn 5.000 kỹ sư Việt Nam tham gia thiết kế chip. Qua đó, ông Nghĩa khẳng định, việc xây dựng hệ sinh thái DN hỗ trợ và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử sẽ giúp Việt Nam dần nâng bậc và tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu. “Hiện nay, Bộ TT&TT đang được giao chủ trì Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030. Ban soạn thảo bảo gồm các đơn vị liên quan, DN, chuyên gia… đang có sự đánh giá về tiềm năng, xu hướng phát triển để có những đề xuất phù hợp cho công nghệ vi mạch Việt Nam”, ông Nghĩa kết luận. Theo Bộ TT&TT, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.445.043 tỷ đồng, giảm 10,35% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 38,87% kế hoạch năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 51,51 tỷ USD, giảm 9,56% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 37,88% kế hoạch năm 2023. Tuy nhiên, một điểm sáng của thị trường CNTT Việt Nam là mảng xuất khẩu phần mềm duy trì vẫn tăng trưởng tốt tại thị trường Nhật Bản và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ, trong quý I/2023, FPT đạt doanh thu dịch vụ CNTT nước ngoài tăng 32% và số lượng hợp đồng ký mới tăng 44,1%. Thị trường Nhật Bản và APAC đóng góp tích cực nhất với tăng trưởng doanh thu lần lượt đạt 31,2% và 65,7% nhờ xu hướng đầu tư cho chuyển đổi số mạnh mẽ. Dù vậy, mức xuất khẩu này còn khá khiêm tốn so với toàn ngành và tỷ giá Yên Nhật xuống thấp, kéo theo doanh thu cả lĩnh vực công nghiệp ICT vẫn sụt giảm khoảng 9,8% so với cùng kỳ 2022. Xem thêm: >>> Công cụ tìm kiếm Google dùng AI chinh phục 97% khách hàng toàn cầu như thế nào? Đại diện Cục Công nghiệp CNTT-TT cho rằng, sụt giảm thị trường thiết bị điện tử phần cứng là xu hướng chung của thế giới. Thị trường thế giới sụt giảm thì Việt Nam cũng có cùng xu hướng, do doanh thu từ thị trường xuất khẩu điện tử chiếm tỉ trọng hơn 90% doanh thu công nghiệp ICT. Trong nửa cuối năm 2023, Việt Nam có thể tập trung duy trì tốc độ phát triển tích cực của lĩnh vực phần mềm, nhất là ở các thị trường Nhật, Mỹ, EU. Công ty tư vấn CNTT Gartner của Mỹ dự báo chi tiêu cho lĩnh vực phần mềm toàn cầu trong năm 2023 và 2024 tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 12,3% và 13,1%. Đó là những cơ hội phát triển.
Biến động nhân sự bất động sản luôn tồn tại trong các doanh nghiệp bất động sản. Việc quản lý nhân sự luôn là bài toán khó khăn với đặc thù doanh nghiệp bất động sản hay gặp phải vấn đề biến thiên liên tục, nhân sự ra vào dẫn đến thường xuyên tuyển dụng, chính sách lương, hoa hồng và KPI phực tạp…. Việc chuyển đổi số quản lý nhân sự bất động sản bằng việc ứng dụng các giải pháp phần mềm chính là cách thức tối ưu để doanh nghiệp thắt chặt quản lý nhân sự khoa học và hiệu quả. Những khó khăn trong quản lý nhân sự bất động sản doanh nghiệp thường gặp là gì? Đặc thù của doanh nghiệp bất động sản là khó khăn quản lý nhân sự, bởi đội ngũ nhân viên bất động sản phần lớn có thời gian làm việc linh hoạt, mức lương không cố định bởi phải phụ thuộc vào tỷ lệ hoa hồng mà họ nhận được theo từng dự án và sản phẩm bán ra. Bởi không có sự ổn định nên nhân sự bất động sản trong mỗi doanh nghiệp thường có sự luân chuyển liên tục. Nhân sự thiếu trung thành, luân chuyển liên tục Đội ngũ nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản, nhất là nhân viên kinh doanh dự án thường có đặc điểm là thiếu sự trung thành, gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Phần lớn chính sách lương thưởng cho nhân viên bất động sản đều tính theo KPI, doanh số nên rất khó duy trì cuộc sống cho những nhân sự kinh nghiệm còn yếu kém. Nhân sự nghỉ ngang khiến doanh nghiệp liên tục cần tuyển dụng nhân viên để đáp ứng mục tiêu bán hàng dự án, dẫn tới sự biến đổi nhân sự thường xuyên. Đây chính là một trong những áp lực khi quản lý nhân sự bất động sản. Doanh nghiệp không có chính sách thu hút và giữ chân nhân sự Xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay chính là thuê nhân viên trẻ, đào tạo ngắn hạn về công việc và đưa ra mức lương rất thấp. Thậm chí một số sàn giao dịch bất động sản còn không có chương trình cố vấn mà phải để nhân viên tự tìm hiểu, chính sách thu hút nhân sự lại không có. Những điều này khiến việc luân chuyển nhân sự tại các công ty bất động sản diễn ra khá thường xuyên. Ngoài ra, những tập đoàn bất động sản lớn có nhiều công ty lại càng khó quản lý nhân sự luân chuyển, quản lý chấm công và tính lương. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp quản lý nhân sự chặt chẽ hơn, chế độ lương thưởng và hoa hồng minh bạch để giữ chân nhân viên. Số hóa quản lý nhân sự bất động sản bằng phần mềm Trong thời điểm xu hướng chuyển đổi số ngày càng phổ biến, sử dụng phần mềm để quản lý nhân sự đã, đang và sẽ là chiến lược quản lý nhân sự bất động sản chủ đạo trong tương lai. Việc chuyển đổi số quản lý nhân sự bất động sản bằng phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý đội ngũ nhân viên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đồng thời, phần mềm cũng góp phần giúp doanh nghiệp tạo cơ hội tiếp cận với khách hàng với chi phí thấp, dễ dàng thực hiện các chiến lược marketing tốt hơn. Có thể nói, việc chuyển đổi số quản lý nhân sự bất động sản bằng phần mềm là giải pháp giúp doanh nghiệp đồng bộ hóa, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, thắt chặt quản lý nhân viên kinh doanh bất động sản chặt chẽ. Trong đó phần mềm quản lý bất động sản Proptech-S chính là giải pháp quản lý nhân sự bất động sản ưu việt, giúp doanh nghiệp: – Quản lý toàn bộ thông tin nhân viên – Theo dõi bảng chấm công – Đánh giá & Xét duyệt KPI tháng của nhân viên – Hệ thống phê duyệt điện tử E-Approve: tạo đề xuất, tờ trình, yêu cầu thanh toán… – Cổng đào tạo E-Learning: tổ chức các lớp học trên hệ thống, tạo các cuộc thi và chấm thi,… – Quản lý tài sản & lịch sử luân chuyển tài sản của nhân viên. – Tra cứu hoa hồng tạm tính và hoa hồng thực nhận. Ngoài ra, phần mềm quản lý giao dịch bất động sản Proptech-S còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quản lý kinh doanh như: – Quản lý danh sách khách hàng – Quản lý cập nhật liên tục bảng hàng dự án. – Quản lý lịch các sự kiện mở bán các dự án một cách linh hoạt. – Quản lý các yêu cầu hợp đồng. – Báo cáo kinh doanh – Truyền thông nội bộ,… Bởi bất động sản là ngành đặc thù biến thiên liên tục do thị trường, đồng thời doanh nghiệp bất động sản cũng có sự luân chuyển nhân sự thường xuyên. Vì vậy sử dụng phần mềm quản lý bất động sản giúp doanh nghiệp thắt chặt quản lý đội ngũ nhân sự, tự động hóa quy trình làm việc cho nhân viên, đồng thời hỗ trợ tối đa nhân sự trong công việc, nâng cao hiệu suất kinh doanh tốt nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có quy trình đào tạo và kế hoạt phát triển đội ngũ nhân viên trong lâu dài, dễ dàng giữ chân nhân sự tài năng, số hóa quy trình đào tạo nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả làm việc cho đội ngũ nhân viên mới tốt nhất. Nguồn: s-tech.info
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN