Những điều bạn cần biết về ban quản trị tòa nhà

Hiện nay, hầu hết các chung cư đều sẽ có ban quản trị tòa nhà. Vậy ban quản trị chung cư gồm những ai? Họ có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào? Ở bài viết sau đây, S-Tech sẽ giúp bạn hiểu rõ được tất cả những điều đó.

ban-quan-tri-toa-nha-chung-cu
Ban quản trị tòa nhà chung cư

1. Ban quản trị chung cư bao gồm những ai?

Ban quản trị bao gồm những thành viên đại diện cho các chủ sở hữu tòa nhà chung cư, chủ đầu tư và cũng có thể cả những người đang sử dụng chung cư. Đây là một đơn vị có vai trò quản lý tòa nhà chung cư, đảm bảo những hoạt động ở đây được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Thông thường, ban quản trị của một tòa nhà chung cư sẽ có khoảng 3 – 5 thành viên. Đối với cụm chung cư thì số lượng sẽ là 6 – 25 thành viên.

2. Lập ban quản trị tòa nhà

Những tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu với từ 20 căn hộ trở lên sẽ bắt buộc phải thành lập ban quản trị. Việc lập ban quản trị sẽ được diễn ra ở buổi hội nghị tòa nhà chung cư. Đối với các chung cư mới, hội nghị cần phải được tổ chức trong vòng 12 tháng, tính từ ngày chính thức đi vào hoạt động và có khoảng 50% tổng số căn hộ đã được bàn giao.

Thông thường, ban quản trị nhà chung cư sẽ có nhiệm kỳ hoạt động khoảng 3 năm. Mỗi năm, hội nghị tòa nhà chung cư sẽ được tổ chức một lần. Tuy nhiên, nếu như thành viên trong ban quản trị tòa nhà mắc phải sai phạm hoặc có lý do bất khả kháng không thể tiếp tục công việc thì hội nghị sẽ được tổ chức để bầu ra người mới.

Tham khảo thêm:>> Quy trình quản lý tòa nhà – Các tiêu chí vận hành hiệu quả

hoi-nghi-chung-cu
Hội nghị tòa nhà chung cư

3. Ban quản trị khu chung cư có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?

Theo quy định hiện hành, ban quản trị tòa nhà sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Nhắc nhở chủ sở hữu và cư dân thực hiện đúng nội quy của chung cư.
  • Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư.
  • Thu thập những ý kiến của cư dân đối với việc quản lý và cung cấp dịch vụ của chung cư để có phương án xử lý phù hợp.
  • Phối hợp với chính quyền để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ an ninh ở khu chung cư.
  • Yêu cầu những cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi các chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ cũng như kinh phí vận hành tòa nhà.
  • Được hưởng lương và những chi phí khác theo quy định của hội nghị tòa nhà.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu và các cư dân nếu như không thực hiện đúng theo quy định.
  • Báo cáo kết quả hoạt động, thu chi để hội nghị tòa nhà kiểm tra và thông qua.
  • Bàn giao lại giấy tờ, sổ sách cho ban quản trị mới.

Bài viết trên đây là tất cả những thông tin về ban quản trị tòa nhà mà S-Tech muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay đến số hotline 0948 369 191 để được giải thích rõ hơn nhé!

Nguồn: s-tech.info

5/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá