Giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 trong đó có internet và các thiết bị công nghệ số. Với các công nghệ hiện đại này, giúp các doanh nghiệp có thể lưu trữ hệ thống tin mật, thông tin và tài khoản người dùng và khách hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, song song với đó là những mối nguy tiềm ẩn từ các cuộc tấn công an ninh mạng bởi các hacker siêu đẳng. Vì vậy, qua bài viết dưới đây S-TECH sẽ giới thiệu đến cho các bạn những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.

1. Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật cơ sở dữ liệu là những biện pháp, những cách thức khác nhau mà các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng và thực hiện để bảo vệ hệ thống an toàn thông tin cũng như cơ sở dữ liệu của mình khỏi các mối đe doạ từ những cuộc tấn công an ninh mạng cả bên ngoài và bên trong cũng như thực thi các giải pháp data loss prevention nhằm ngăn chặn dữ liệu bị đánh cắp. Các tổ chức phải bảo mật cơ sở dữ liệu khỏi các cuộc tấn công có chủ ý như các mối đe dọa an ninh mạng, cũng như các mã nguồn độc hại và những truy cập bất thường và trái phép.

bao-mat-thong-tin-trong-cac-he-co-so-du-lieu-hinh1
Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu là gì?

 

Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu là một quá trình Data Information Security khó khăn và đầy thách thức đối với các tổ chức. Bởi những cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Điều này đòi hỏi tổ chức phải luôn cập nhật và sử dụng những biện pháp, những ứng dụng phần mềm mới nhất để bảo vệ hệ thống thông tin này.

>>> Xem thêm: Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 – Cơ hội đi kèm rủi ro và thách thức

2. Những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu

* Đảm bảo việc bảo mật Physical Database

Điều này có nghĩa là giữ máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn trong một môi trường an toàn. Môi trường này sẽ kiểm soát và ngăn chặn các truy cập trái phép. Nhưng nó cũng có nghĩa là giữ cơ sở dữ liệu trên một máy chủ riêng biệt, không có sự truy cập từ các ứng dụng và từ máy chủ web.

Máy chủ web (web server) có nhiều khả năng bị tấn công hơn. Vì máy chủ web sẽ nằm trong môi trường DMZ – là một vùng mạng trung gian giữa mạng nội bộ của doanh nghiệp và mạng internet. Chính vì thế, máy chủ web này sẽ bị truy cập trái phép khá dễ dàng. Nếu máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu cùng đặt trong một môi trường thì các hacker có thể dễ dàng truy cập vào cả hai hệ thống máy chủ này.

* Sử dụng tường lửa

bao-mat-thong-tin-trong-cac-he-co-so-du-lieu-hinh2
Firewall giải pháp bảo mật an toàn hiện nay

Tường lửa là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tường lửa mà những thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ bên ngoài. Tường lửa sẽ ngăn chặn những truy cập trái phép và bất thường. Qua đó, cơ sở dữ liệu của tổ chức sẽ được bảo mật một cách an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng tường lửa là một trong những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu.

* Kiểm soát số lượng và quyền hạn truy cập

Để bảo mật tốt cơ sở dữ liệu và ngăn chặn dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt số lượng và quyền hạn truy cập. Các tổ chức cần phải giới hạn tối thiểu số lượng người có thể truy cập, cũng như giới hạn các quyền của họ chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc của mình. Việc giới hạn số lượng và quyền hạn truy cập sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.

* Bảo mật tài khoản/ thiết bị của người dùng cuối

Các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn biết được ai đang truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu. Và nguồn cơ sở dữ liệu đó được truy cập khi nào và được dùng vào mục đích gì. Ứng dụng các biện pháp giám sát và theo dõi dữ liệu sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp các truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép và bất thường. Các thiết bị người dùng khi truy cập phải luôn tuân thủ theo các biện pháp kiểm soát bảo mật.

Xem thêm:>> Digital platform là gì? 7 kênh digital platform hiệu quả nhất

* Mã hoá dữ liệu

bao-mat-thong-tin-trong-cac-he-co-so-du-lieu-hinh3

Tất cả các dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ bằng cách mã hoá Encryption. Việc mã hoá sẽ giúp bảo mật thông tin tốt hơn, giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị với nhau trở nên an toàn hơn.

* Bảo mật phần mềm cơ sở dữ liệu

Các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi và hiện đại hơn. Chính vì thế, các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn sử dụng, cập nhật và ứng dụng những phần mềm quản lý bảo mật

* Lưu trữ thông tin đăng nhập

bao-mat-thong-tin-trong-cac-he-co-so-du-lieu-hinh4

Các tổ chức cần phải ghi lại tất cả các thông tin đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần ghi lại tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các nguồn đăng nhập này. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện những sai phạm, những lưu lượng truy cập bất thường và trái phép.

Việc bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng là vấn đề cấp bách và quan trọng tại các doanh nghiệp. Để có được mật hệ thống bảo vệ thông tin tốt các tổ chức doanh nghiệp nên tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của các nhà phân phối bảo mật uy tín hàng đầu. Hy vọng bài viết này phần nào đó đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này cho các bạn nhé.

S-TECH, chúng tôi cung cấp các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp, giải pháp công nghệ tốt nhất phù hợp mới mọi doanh nghiệp. Để được tư vấn tốt nhất về các giải pháp các bạn có thể liên hệ ngay HOTLINE: 0948 36 9191 nhé.

Nguồn: Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá