Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia nhạy bén với công nghệ. Do đó, rất nhanh chóng các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đã kịp ứng dụng xu hướng này. Vậy thực trạng hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Nhất là trong các lĩnh vực như tài chính, du lịch, giao thông vận tải, bất động sản,… Hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam nhận được sự hỗ trợ đẩy mạnh của chính phủ. Biểu hiện ở việc chính phủ và chính quyền các cấp đang hướng tới xây dựng chính phủ số. Nhiều thành phố cũng đang hướng tới xây dựng các đô thị thông minh – Smart city. Ứng dụng các công nghệ mới được ưu tiên hàng đầu. 

chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam đang được đẩy mạnh phát triển

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số. Nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo một nghiên cứu của VCCI, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trình độ khoa học công nghệ tại những doanh nghiệp này còn khá thấp. Tính đổi mới sáng tạo chưa cao. Có khoảng 80 – 90 % máy móc được sử dụng tại các doanh nghiệp này là máy nhập khẩu. Thậm chí đã cũ, công nghệ lỗi thời. Gần 80% máy móc nhập khẩu là công nghệ cũ từ những thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp Việt nam đã bước đầu đầu tư vào chuyển đổi số. Dựa trên việc đầu tư vào các công nghệ hiện đại như công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, an ninh mạng, nâng cấp phần cứng lẫn phần mềm. 

Theo một nghiên cứu của Forrester vào năm 2016, trong các doanh nghiệp được khảo sát chỉ có 11% thành công trong chuyển đổi số.

Thách thức của chuyển đổi số tại Việt Nam

Phát triển chuyển đổi số tại Việt Nam tuy đã có những bước tiến nhưng còn nhiều thách thức.

Một báo cáo cáo của Cisco công bố vào tháng 4/2020 về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Báo cáo thu được dựa trên khảo sát 1340 doanh nghiệp trên khu vực nói chung, 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải những rào cản trong chuyển đổi kỹ thuật số:

  • Thiếu kỹ năng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng
  • Thiếu nền tảng công nghệ thông tin mạnh mẽ
  • Thiếu tư duy kỹ thuật số hiện đại
  • Thách thức về triển khai kỹ thuật số trong doanh nghiệp…

Điều đặc biệt là phần lớn các doanh nghiệp đều biết những năng lực cần thiết để phát triển chuyển đổi số. Tuy nhiên lại thiếu hiểu biết về các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, năng lực để thực hiện thành công.

Theo báo cáo về “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” được công bố tháng 6/2019, được công bố bởi Cơ quan Thương mại và Đầu tư Australia (Austrade). Một trong những thách thức lớn của chuyển đổi số tại Việt Nam hạn chế trong khả năng tiếp cận tài chính, kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển rất lớn. Các công ty khởi nghiệp hầu hết đều đang ở giai đoạn hạt giống, cần ươm mầm.

thach-thuc-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Chuyển đổi số tại Việt Nam gặp nhiều thách thức

Lợi thế của hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của We Are Social và Hootsuite, đến hết tháng 1/2020, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Internet, điện thoại đều ở mức cao. Toàn Việt Nam có tới 145,8 triệu thuê bao di động. Mặc dù tổng dân số chỉ chỉ có 96,9 triệu dân. Có hơn 68,17 triệu người dùng internet, 65 triệu người dùng mạng xã hội. Tỷ lệ sở hữu thiết bị di động là 94%, máy tính để bàn và laptop 65%, máy tính bản 32%. Sự thâm nhập và phát triển của internet là một động lực để phát triển chuyển đổi số.

Theo dự đoán của Microsoft đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động của chuyển đối số đến GDP năm 2021 có thể đạt 60%. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore),nền kinh tế số của Việt Nam có khả năng đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sở hữu ưu thế về nhân lực. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019, Việt Nam có hơn 30.000 doanh nghiệp, 955.000 lực lượng lao động trong ngành công nghệ thông tin. Có khoảng 80.000 sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này. Đây là lực lượng nhân lực chất lượng cho thị trường.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế nhờ đặc tính địa phương, am hiểu thị trường. Thêm vào đó là ít rủi ro so với công nghệ của nhiều nước lớn. Nhờ thế có thể triển khai chuyển đổi số hiệu quả, an toàn hơn.

loi-the-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Việt Nam có nhiều lợi thế, cơ hội trong chuyển đổi số

Lời kết

Thị trường chuyển đổi số tại Việt Nam còn khá mới và gặp nhiều thách thức. Nhưng những doanh nghiệp nào biết tận dụng các cơ hội, lợi thế để phát triển chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.

Xem thêm về chuyển đổi số doanh nghiệp >> TẠI ĐÂY

Nguồn: s-tech.info

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá