Hiện nay, xu hướng các tòa nhà chung cư được xây dựng với quy mô số tầng và diện tích ngày càng lớn, đòi hỏi khi đi vào quản lý vận hành ban quản lý tòa nhà phải quản lý một lượng lớn cư dân cùng chung sống. Vì vậy, việc xảy ra mâu thuẫn giữa các bên là điều không thể tránh khỏi. Bài viết sau chỉ ra các điểm bất cập trong quá trình quản lý vận hành tòa nhà chung cư.
Có rất nhiều bất cập có thể xảy ra trong quá trình vận hành và quản lý chung cư tất cả đều xuất phát từ những mâu thuẫn giữa cư dân-cư dân, giữa cư dân-chủ đầu tư và giữa các chủ đầu tư của tòa nhà với nhau:
– Tranh chấp mâu thuẫn về chi phí quản lý chung cư:
Chi phí quản lý chung cư bao gồm rất nhiều khoản phí khác nhau như: Chi phí vệ sinh chung, chi phí quản lý điện-nước, chi phí quản lý máy móc thiết bị,… nhằm phục vụ cho chất lượng cuộc sống của cư dân, đồng thời giúp quá trình vận hành của tòa nhà diễn ra liên tục linh hoạt.
Thứ nhất là mâu thuẫn giữa chi phí và giá trị dịch vụ mà khách hàng nhận được: phần lớn khách hàng đều không hài lòng dịch vụ mà ban quản lý đã cung cấp đến họ. Ban quản lý đã không thực hiện đúng cam kết của mình đối với cư dân.
Thứ hai là mâu thuẫn sẽ bắt nguồn khi ban quản lý tòa nhà không rõ ràng, minh bạch trong chi phí đã chi ra cho dịch vụ của tòa nhà gây bức xúc cho cư dân, người sống trong tòa nhà.
Tham khảo:>> Khám phá các mô hình quản lý tòa nhà phổ biến nhất hiện nay
– Bất cập trong vấn đề quản lý chung cư
Hoạt động quản lý chung cư được ví như là một bánh lái trong điều hành quá trình hoạt động vận hành của tòa nhà. Tuy nhiên, tại Việt Nam hoạt động quản lý chung cư thực sự vẫn chưa tốt, như mâu thuẫn về tranh chấp quyền sở hữu chung và quyền sở hữu riêng, điển hình là tranh chấp tầng hầm gửi xe, diện tích hành lang, khu sinh hoạt chung,…
Mô hình quản lý chung cư quá cồng kềnh, nhiều phòng ban chức năng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động quản lý đồng thời làm phức tạp hóa quy trình quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý công việc trong tòa nhà, cũng như giải quyết mọi khiếu nại thắc mắc của cư dân.
Như vậy, những bất cập sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa trong tòa nhà không chỉ khiến hoạt động hàng ngày của cư dân bị gián đoạn, mà còn khiến chủ đầu tư vô cùng đau đầu. Nhà nước luôn không ngừng bổ sung các văn bản pháp luật nhằm thắt chặt hơn nữa những chính sách quản lý chung cư thậm chí thậm chí cưỡng chế đối với hoạt động quản lý chung cư.
Tham khảo:>> phần mềm quản lý chung cư
Các chủ đầu tư cũng không ngừng tìm kiếm những đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chung cư chuyên nghiệp nhằm hạn chế tối đa những bất cập xảy ra trong quá trình vận hành và hoạt động của chung cư, giúp chung cư luôn vận hành và hoạt động tốt nhất.