Ngày nay, người ta hay thảo luận nhiều về vấn đề platform là gì? Nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ông lớn công nghệ. Chẳng hạn như Facebook, Grab, Shoppe,… Vậy định nghĩa như thế nào là đúng về platform?
1. Platform nghĩa là gì?
Platform được hiểu là nền tảng kết nối. Những nền tảng này có thể được coi là một hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt sự tương tác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng để tạo ra giá trị. Mục đích của nền tảng là tạo ra sự thuận tiện trong trao đổi, tương tác để từ đó tạo ra giá trị cho tất cả mọi người.
Thực ra Platform đã có từ lâu đời. Ví dụ như chợ truyền thống. Đây là một nền tảng kinh doanh, tập trung người bán và người mua. Tại đây diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài ra có thể kể đến các trung tâm thương mại, sàn giao dịch chứng khoán,…
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Platform thường được nhắc đến là các nền tảng công nghệ. Có thể hiểu là một nhóm các yếu tố công nghệ, được sử dụng để phát triển các ứng dụng hay quy trình công nghệ khác.
Ví dụ như Grab là một nền tảng Platform kết nối giữa tài xế và khách hàng có nhu cầu đi lại. Thay vì bắt xe ôm truyền thống, người dùng có thể kết nối với các tài xế trên ứng dụng điện thoại. Giá trị mà nó tạo ra là những chuyến đi của khách hàng. Nền tảng giúp cung cấp dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, minh bạch, an toàn cho khách hàng khi cần đặt xe.
2. Các thành phần chính của một Platform
- Phần cứng đơn: phần này sẽ xuất hiện trong trường hợp hệ thống nhúng nhỏ. Khi đó phần nó có thể trực tiếp truy cập vào phần cứng mà không cần phải có sự xuất hiện của hệ điều hành.
- Trình duyệt: đối với phần mềm được dựa trên nền tảng web thì cần các trình duyệt như chrome, coccoc,…
- Ứng dụng: ứng dụng gồm nhiều loại đa dạng khác nhau. Có thể là bảng tính, ứng dụng lưu trữ phần mềm, lưu trữ dữ liệu, xử lý văn bản,…
- Frameworks: đây là phần giúp cung cấp các chức năng làm sẵn,
- Máy ảo: giúp phiên dịch các ứng dụng thành một định dạng tương tự như mã máy, sau đó máy ảo sẽ thực thi.
- Một phiên bản ảo hoàn chỉnh gồm: phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, khả năng lưu trữ.
3. Chức năng chính của Platform
- Cung cấp cơ sở vật chất để giúp kết nối, thực hiện giao dịch giữa bên mua và bên bán.
- Tạo điều kiện thuận lợi để kết nối người mua với người bán, kích thích các giao dịch được diễn ra, tạo giá trị.
- Quản lý người dùng và các giao dịch dựa trên các bộ quy tắc riêng.
- Hưởng lợi từ các giá trị được tạo ra trên nền tảng.
4. Các đối tượng tham gia vào Platform
Có 4 đối tượng chính tham gia vào hệ thống Platform:
- Owner: Là những người sở hữu nền tảng, các công nghệ, cơ sở vật chất tạo nên nền tảng cũng như lập các quy tắc cho nền tảng. Ví dụ Hệ điều hành Android thuộc quyền sở hữu của Google.
- Provider/Manager: Là những người quản lý giao diện hay môi trường tương tác của nền tảng. Ví dụ như các hãng điện thoại như Samsung, Oppo,…là Provider của Android.
- Producer: Đây là đối tượng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ được giao dịch trên nền tảng. Chẳng hạn như các công ty sản xuất các app trên điện thoại.
- Consumer: Là người dùng, người tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên nền tảng. Ví dụ như người dùng điện thoại Android.
5. Các Platform nổi tiếng
- Hardware Platform: đây là nền tảng cho phần cứng của các thiết bị công nghệ. Đối với các thiết bị điện tử thông minh, nền tảng phần cứng là bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý quyết định sức mạnh và tính mượt mà của thiết bị. Ví dụ nền tảng phần phần cứng của các máy tính là ram, CPU, hệ điều hành,…
- Software Platform: nền tảng phần mềm quyết định đến sự thông minh, nhạy bén của các thiết bị điện tử. Chẳng hạn như software platform của điện thoại Iphone là hệ điều hành iOS. Software platform của điện thoại Samsung là hệ điều hành Android
- Cloud Computing Platform: Công nghệ điện toán đám mây đang ngày càng phát triển vượt trội. Công nghệ này cung cấp giải pháp phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ một cách hiệu quả. Điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng. Nhờ vào khả năng thu thập và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ. Bất cứ ai có thiết bị điện tử kết nối internet đều có thể trải nghiệm những tiện ích của điện toán đám mây.
- Business Service Platform: Đây là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh. Ví dụ như Grab, Foody, Shopee,..
- Social Platform: Đây là nền tảng để triển khai, quản lý các dịch vụ truyền thông xã hội. Nền tảng xã hội thể hiện những đặc tính của công nghệ và người dùng mạng xã hội. Những nền tảng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…
Xem thêm:>> Digital Platform là gì? 7 kênh digital platform hiệu quả nhất
Như vậy thuật ngữ Platform nghĩa là gì không phải quá xa lạ và khó hiểu. Đặc biệt là với những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ ngày càng có những bước phát triển vượt bậc. Những người hiểu rõ và ứng dụng được các platform sẽ dễ đạt được thành công hơn.
Nguồn: https://s-tech.info