Các trụ cột chính của chiến lược chuyển đổi số

Chiến lược là chìa khóa để chuyển đổi số một cách hiệu quả. Chuyển đổi số đã trở thành cụm từ thông dụng được các Giám đốc điều hành cấp cao và lãnh đạo CNTT sử dụng trong thời gian qua.

Theo kết quả khảo sát của Công ty Tư vấn và Nghiên cứu công nghệ Gartner của Mỹ cho thấy, 69% ban giám đốc của các tổ chức, doanh nghiệp đã thúc đẩy các sáng kiến ​​kinh doanh số trong năm 2020. Trong khi đó, Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cũng đưa ra dự báo đến năm 2022, 70% tất cả các tổ chức sẽ tăng cường sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy sự tham gia của khách hàng, tăng năng suất lao động và tăng cường khả năng thích nghi với các khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều sáng kiến ​​chuyển đổi số hoặc bị đình trệ, không đạt kết quả hoặc thất bại hoàn toàn. Năm 2016, Công ty Tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey ước tính rằng, 70% các dự án chuyển đổi số quy mô lớn, phức tạp không đạt được mục tiêu đề ra. Đến năm 2018, McKinsey đã sửa đổi ước tính này và cho rằng chỉ có 16% dự án chuyển đổi số thành công.

Một bài báo xuất bản năm 2019 trên Tạp chí Kinh doanh Harvard đã lập luận rằng, việc chuyển đổi số thường thất bại vì các tổ chức, doanh nghiệp đang quá tập trung vào việc chuyển đổi công nghệ. Vì vậy, điều gì giúp đảm bảo sự chuyển đổi số thành công và làm thế nào để có thể hỗ trợ và điều chỉnh các sáng kiến ​​của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo chúng đạt được mục tiêu đề ra? Câu trả lời được đưa ra là cần có một chiến lược dựa trên sáu trụ cột chính, trong đó trụ cột con người là quan trọng nhất.

chuyen-doi-so

Trụ cột thứ nhất: Con người

Chuyển đổi số phụ thuộc vào công nghệ, nhưng con người là yếu tố quyết định để thành công. Trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số, các tổ chức, doanh nghiệp thường tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn và cần. Điều đó có nghĩa là nhìn tổ chức, doanh nghiệp từ khía cạnh khách hàng, để nhận ra nơi nào có vấn đề hoặc trở ngại, và nơi nào có cơ hội để phát triển.

Con người đóng vai trò rất quan trọng vì sự chuyển đổi số đòi hỏi tài năng của người thực thi và khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Với đội ngũ chuyên gia về công nghệ, dữ liệu và quy trình phù hợp sẽ giúp việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó khả năng lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự thay đổi về thể chế, quy trình và cách vận hành của tổ chức, doanh nghiệp giúp cho quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tóm lại, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông minh, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một tổ chức, doanh nghiệp.

Trụ cột thứ hai: Dữ liệu

Nếu con người là chìa khóa để chuyển đổi số thành công, thì dữ liệu chính là động lực. Dữ liệu sẽ hỗ trợ các ứng dụng mới như phân tích số liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) giúp đưa ra thông tin chi tiết và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Dữ liệu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Nó có thể giúp các tổ chức trong khu vực công hiểu cách sử dụng các nguồn lực công và đưa ra các quyết định quan trọng cung cấp thông tin cho các chính sách và kế hoạch trong tương lai.

Dữ liệu quan trọng đến mức các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo nó là cốt lõi trong chiến lược chuyển đổi số của họ. Các tổ chức, doanh nghiệp cần biết dữ liệu họ có, cách sử dụng, nơi lưu trữ và cách truy cập cũng như kết hợp các nguồn dữ liệu khác nhau.

Các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dữ liệu được bảo mật và phù hợp với các tiêu chuẩn nội bộ và quy định bên ngoài về quyền riêng tư. Tất cả dữ liệu phi cấu trúc, dữ liệu bên ngoài, dữ liệu khách hàng và dữ liệu xã hội đều cần phải được kết hợp với nhau và thường thì điều này đòi hỏi sự thay đổi trong quy trình để đảm bảo rằng chúng được thu thập và sử dụng một cách nhất quán.

Trụ cột thứ ba: Quy trình

 

Việc thay thế các quy trình cũ, phi kỹ thuật số bằng các quy trình kỹ thuật số mới cho phép thực hiện mọi việc nhanh hơn và hiệu quả hơn về chi phí, giảm mức độ can thiệp của con người trong các quy trình vận hành.

Việc áp dụng những phương pháp mới mẻ sẽ khiến nhân viên thích nghi với những thay đổi về cách thức cũng như thời gian vận hành. Bởi vậy, nhân viên cần phải chuẩn bị để tiếp nhận những thay đổi trong suốt quá trình chuyển đổi số tại tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo cho việc triển khai chuyển đổi số diễn ra một cách trơn tru và đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế mà thích nghi với quy trình vận hành là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công.

Trụ cột thứ tư: Tối ưu hóa

Các quy trình kỹ thuật số mới, dựa trên dữ liệu cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành. Chúng ta nên xem sự chuyển đổi số như một cơ hội để chuyển từ các hệ thống CNTT cũ sang một kiến ​​trúc CNTT linh hoạt hơn, có khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí hơn. Đây cũng là cơ hội để chuyển từ phần mềm và phần cứng đắt tiền, khó bảo trì sang cơ sở hạ tầng dựa trên điện toán đám mây hiện đại và các giải pháp Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) phù hợp hơn để đạt được các mục tiêu kinh doanh mới.

Chuyển sang một phương pháp tiếp cận CNTT mới không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nó có thể tiết kiệm chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp đồng thời tích cực hỗ trợ các phong cách làm việc linh hoạt, năng động hơn. Bên cạnh đó, việc chuyển sang các cơ sở hạ tầng mạng mới, kết hợp các kết nối như Wi-Fi, mạng diện rộng (WAN) và đường dây cố định khác nhau hoặc áp dụng các công nghệ mạng được điều khiển bằng phần mềm (SD-WAN) cũng có thể thúc đẩy sự linh hoạt và tăng khả năng phục hồi, đồng thời giúp các tổ chức mở rộng quy mô dễ dàng hơn.

Trụ cột thứ năm: Đổi mới sáng tạo

Sự kết hợp giữa con người, quy trình, dữ liệu và tối ưu hóa sẽ mở ra con đường cho sự đổi mới, sáng tạo, tạo điều kiện cho các sản phẩm mới, dịch vụ mới và thậm chí cả các mô hình kinh doanh đột phá mới ra đời. Công nghệ AI và ML có thể giúp cải thiện trải nghiệm của nhân viên và giải quyết các vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, các công nghệ này cũng có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua các đề xuất được cá nhân hóa, dự đoán chính xác hoặc tiết kiệm thời gian của các cuộc gọi hỗ trợ dịch vụ.

Trụ cột thứ sáu: Thông tin phản hồi

Trụ cột cuối cùng trong chiến lược chuyển đổi số là sự phản hồi và báo cáo. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các tổ chức, doanh nghiệp có thể theo dõi và nắm bắt các thay đổi của các sáng kiến ​​của mình đưa ra nếu không thể đo lường chúng? Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của khách hàng và nhân viên mà không có các chỉ số và thông tin phản hồi?

Tham khảo:>> chuyển đổi số trong ngành bất động sản

Chuyển đổi số thành công luôn liên quan đến mức độ thay đổi văn hóa của tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy để đạt được hiệu quả trong việc thay đổi văn hóa, lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp phải luôn biết lắng nghe các thông tin phản hồi từ nhân viên cũng như khách hàng và có các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) phù hợp. Dựa trên phản hồi này, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa hiệu quả đào tạo. Để khuyến khích phản hồi mang tính xây dựng, hãy thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở, tinh thần cởi mở và cộng tác. Phản hồi là chìa khóa để quá trình chuyển đổi số liên tục được cải tiến và phát triển.

Nguồn: Tổng hợp

Rate this post
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá