Chuyển đổi số là xu hướng phát triển trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã được được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ Y tế, Giáo dục,… đến Kinh tế, Tài chính. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay với chuyển đổi số. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy thực hư chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay là gì?
Doanh nghiệp vừa nhà nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận trọng yếu của nền kinh tế. Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Khu vực này chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp này sử dụng khoảng một nửa lực lượng lao động toàn quốc. Đồng thời mỗi năm đóng góp khoảng 47% vào GDP của cả nước. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
Chuyển đổi số cạnh tranh và để phát triển bền vững
Chuyển đổi số để cạnh tranh và phát triển
Năm qua nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Thị trường thu hẹp do dãn cách, không có đầu ra cho sản xuất,… Trong khi vẫn phải chi các khoản phí để duy trì hoạt động. Nhiều doanh nghiệp giảm doanh thu trên 50%. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động lên tới 24%. Trong khi số lượng thành lập mới giảm 15%. Hơn nữa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các đổi thủ liên tục ra đời, đổi mới. Nếu không có sự chuyển đổi để đạt đột phá trong hoạt động, doanh nghiệp rất dễ bị đào thải.
Chuyển đổi số mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp
Năm vừa qua, Cisco đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu này, vào năm 2024, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp từ 24 – 30 tỷ USD và tổng GDP của các nước. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp thêm từ 2,6 – 3,1 nghìn tỷ USD vào tổng GDP của khu vực.
Trong khi GDP của khu vực được dự đoán sẽ tăng thêm từ 10,6 – 14,6 nghìn tỷ. Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chiếm tới 25% mức tăng trưởng đó. Những doanh nghiệp có mức độ chuyển đổi số cao hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn Cụ thể là sẽ có thể đạt được gấp đôi lợi ích về năng suất, doanh thu so với các doanh nghiệp còn thờ ơ với chuyển đổi số.
Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam còn nhiều khó khăn
Thực tế, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay hay chưa biết thực hiện thế nào hay mới bắt đầu thực hiện.
Dựa trên một khảo sát gần đây, hiện có tới 79% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang loay hoay tìm cách để chuyển đổi số. Đây vẫn là một con số đáng khích lệ so với mức 32% của năm 2019. Trong số những doanh nghiệp này, có 72% doanh nghiệp nhận thức rõ sự cạnh tranh buộc họ thay đổi. Trong khi đó, có 46% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số chỉ là do yêu cầu của khách hàng.
Những năm gần đây, chỉ có 1/4 doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu khó đầu tư vào công nghệ hiện đại. Con số này vẫn còn quá ít. Trong đó, họ phần lớn vẫn chỉ đầu tư vào các tòa nhà, máy móc thay vì đầu tư cho phần mềm hiện đại.
Đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế
Hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa thực sự có sức bật là do đâu?
Theo khảo sát của Cisco, một trong những trở ngại lớn nhất là việc thiếu tầm nhìn, tư duy về chuyển đổi số của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thêm vào đó là sự thách thức trong văn hóa công ty. Tài chính cũng là vấn đề thách thức lớn. Có tới khoảng 99% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về vốn để chuyển đổi số. Bên cạnh đó là khó khăn trong tiếp cận công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn lo lắng về tính bảo mật, an toàn khi số hóa dữ liệu, quy trình. Thêm nữa, nguồn nhân lực có chuyên môn cao về lĩnh vực chuyển đổi số và công nghệ thông tin có hạn. Những điều trên gây nhiều cản trở trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lời kết
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành phần quan trọng của nền kinh tế. Để thúc đẩy chuyển đổi số khu vực này, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý và kịp thời. Quan trọng là bản bản thân các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số với sự sống còn của doanh nghiệp. Có chiến lược đúng đắn, sự quyết tâm khi thực hiện chuyển đổi số.
Nguồn: https://s-tech.info