Trong thời đại số hóa ngày nay, ứng dụng digital platform vào thực tiễn ngày càng phổ biến. Vậy Digital Platform là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu một cách chi tiết về digital platform cũng như 7 kênh digital platform hiệu quả nhất.
1. Digital Platform là gì?
Digital platform có thể hiểu là nền tảng kỹ thuật số với đặc điểm là hoạt động thường xuyên và hầu như không ngừng nghỉ. Digital platform cho phép các thương hiệu có thể chạy một hoặc nhiều chương trình cụ thể. Tuy nhiên nó không hoàn toàn giống với các face, banner hay là quảng cáo ngắn 30 giây.
Digital Platform nhằm mục đích tăng cường tương tác một cách hợp lý với người dùng ở nhiều cấp độ khác nhau. Đối với một số thương hiệu sẽ là việc tăng cường tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Kết hợp với các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số thương hiệu khác là hoạt động tương tác với người dùng. Việc kết nối được thực hiện một cách có hiệu quả, có giá trị.
2. Giới thiệu 7 kênh Digital Platform hiệu quả nhất
Hoạt động digital marketing không chỉ là hoạt động chạy quảng cáo trên Facebook hay Google. Hay là các công cụ seeding, SEO,…Dưới đây là 7 kênh digital platform hiệu quả và thường được nhiều người sử dụng nhất.
-
Website
Website có thể coi là nền tảng trọng tâm và thiết yếu của hoạt động digital marketing. Đây là một nền tảng cốt lõi của Owned Platform. Website là nơi đón nhận thông tin và tạo ra tương tác, trải nghiệm cho người dùng. Thêm vào đó là website cung cấp khả năng chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Chẳng hạn khi người dùng nhấn vào một đường link hay banner nào đó, họ sẽ được dẫn về website của thương hiệu.
-
Social media
Social media hiện nay được xem là một nền tảng mà bất kỳ thương hiệu nào cũng cần phải có. Social Media giúp kết nối với nhiều người thông qua các câu chuyện trên mạng xã hội. Sự tương tác, chia sẻ trên mạng xã hội góp phần tăng trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu. Một số nền tảng social media phổ biến như Facebook, Instagram, Tik Tok,…
-
Digital media
Digital media bao gồm các hình thức như banner trên trang web, quảng cáo xuất hiện khi xem một video nào đó,…Vai trò của digital media là tăng nhận diện của thương hiệu với người dùng trên nền tảng digital.
-
Search
Các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing,..là nền tảng để thương hiệu tăng cường sự hiện diện. Thương hiệu cần làm sao để có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của khách hàng một cách hợp lý nhất. Hơn nữa còn trong bối cảnh cạnh tranh với những đối thủ khác để xuất hiện trước mắt khách hàng.
-
Email marketing
Đây là một công cụ giúp tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ nhưng vẫn đúng đối tượng khách hàng hướng đến. Email marketing thường được sử dụng khi doanh nghiệp có được một khối lượng dữ liệu khách hàng lớn.
-
Mobile
Mobile là một digital platform hiện đại với triển vọng phát triển cao trong tương lai. Các hoạt động Mobile Marketing có thể kể đến như SMS marketing, GPS marketing, QR Code, tăng cường trải nghiệm thực tế ảo,… Tận dụng tốt nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả hơn. Đặc biệt là khi phần lớn dân số đều sử dụng điện thoại. Số lượng điện thoại thông minh được sử dụng càng nhiều.
-
Game
Hoạt động Digital trong Game được chia làm 2 loại chính là Gamification và In Game Ads. Gamification là cách mà các thương hiệu tăng trải nghiệm người dùng thông qua game hóa. Cụ thể là việc biến các trải nghiệm người dùng thành trò chơi. Từ đó giúp khách hàng thích thú với trải nghiệm và tăng khả năng chuyển đổi. Còn In Game Ads có thể hiểu việc chèn các quảng cáo vào các trò chơi.
Như vậy để thực hiện hoạt động marketing hiệu quả cần hiểu rõ digital marketing là gì. Cũng như cần phải phối hợp một cách nhịp nhàng các nền tảng digital platform để đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: s-tech.info