Điểm qua 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số tại Việt Nam

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”  đã xác định 8  lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Những lĩnh vực này có tác động lớn đến xã hội, liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Chính phủ phê duyệt 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2020 vừa qua. Đây là văn bản mang tính chiến lược, cung như tính kế hoạch hành động. Các bộ, ngành và địa phương phương; các cá nhân, tổ chức có thể dựa vào đó để triển khai chuyển đổi số.

Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm của mọi hoạt động chuyển đổi số. Chương trình xác định 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số gồm:

  • Y tê
  • Giáo dục
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Nông nghiệp
  • Giao thông vận tải và Logistics
  • Năng lượng
  • Tài nguyên và môi trường
  • Sản xuất công nghiệp

Đây đều là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cuộc sống người dân. Chương trình cũng lưu ý về liên kết giữa các ngành được nêu. Cần triển khai các sáng kiến nhằm liên kết các lĩnh vực với nhau. Tạo nên những giá trị mới cho doanh nghiệp, người dân và cho xã hội.

Y tế

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

  • Phát triển nền tảng để hỗ trợ khám và chữa bệnh từ xa. Hỗ trợ người dân có điều kiện được khám và chữa bệnh từ xa. Góp phần giảm tải tại các cơ sở y tế. Đồng thời hạn chế tiếp xúc đông người, giảm các nguy cơ lây nhiễm chéo. 100% các cơ sở y tế trên cả nước  đều cần có bộ phận khám chữa bệnh từ xa. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn ngành y tế.
  • Dựa trên các công nghệ số để xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh. Ứng dụng công nghệ số tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong khám, chữa bệnh. Sử dụng hệ thống tích hợp trong quản trị Y tế. Đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
  • Thử nghiệm sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng”. Mục tiêu là mỗi người sẽ có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Dựa vào đó các bác sĩ  có thể tư vấn, chăm sóc như là một bác sĩ riêng. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế số hoàn chỉnh. Bắt đầu từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu đến điều trị. 
  • Xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ cho khám chữa bệnh từ xa. Có thể cung cấp đơn thuốc điện tử, bảo đảm cho người dân được tiếp xúc nhanh, hiệu quả với các bác sĩ. Đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình vận chuyển bệnh nhân.
8-linh-vuc-uu-tien-chuyen-doi-so-nganh-y-te
Y tế là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Giáo dục

Các nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm lĩnh vực giáo dục là:

  • Phát triển các nền tảng phục vụ việc dạy và học từ xa. Các trường cần ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý cũng như giảng dạy và học tập; 
  • Số hóa tài liệu, giáo trình phục vụ nghiên cứu, học tập. Xây dựng nền tảng giúp chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập, gồm cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến
  • Phát triển công nghệ số hiện đại phục vụ giáo dục. Hướng tới nhiệm vụ đào tạo các cá thể hóa.
  • Toàn bộ 100% các cơ sở giáo dục toàn quốc có thể triển khai dạy và học từ xa. Thử nghiệm chương trình đào tạo mới, cho phép học sinh, sinh viên có thể học trực tuyến tối thiểu là 20% nội dung chương trình học. Ứng dụng công nghệ để giao bài tập về nhà cũng như kiểm tra sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh.

Xem chi tiết:>> Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

8-linh-vuc-uu-tien-chuyen-doi-so-giao-duc
Ứng dụng công nghệ số trong giáo dục

Tài chính – Ngân hàng

Để chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cần:

  • Xây dựng tài chính điện tử, đồng thời thiết lập nền tảng tài chính số bền vững.
  • Ứng dụng toàn diện công nghệ số trong tất cả các ngành: thuế, hải quan, chứng khoán và kho bạc.
  • Chuyển đổi số hệ thống các ngân hàng thương mại. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và tự động hóa các quy trình. Thúc đẩy sự hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và các trung gian thanh toán để xây dựng một hệ sinh thái cho dịch vụ tài chính – ngân hàng. Mục đích hướng tới là phổ cập tài chính quốc gia. Đưa dịch vụ tài chính – ngân hàng tiếp cận đến gần hơn với những đối tượng vùng sâu, vùng xa. Những người chưa có điều kiện tiếp cận, chưa có các dịch vụ ngân hàng. Thông qua đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thanh toán di động, hỗ trợ vay ngang hàng.
  • Hỗ trợ khả năng tiếp cận với vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng. Dựa trên kho dữ liệu khách hàng khổng lồ và mô hình chấm điểm tin cậy.
chuyen-doi-so-tài-chinh-ngan-hang
Đẩy mạnh chuyển đổi số tài chính – ngân hàng

Nông nghiệp

Các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp gồm:

  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh. Phát triển nông nghiệp chính xác cao. Tăng tỷ trọng nền nông nghiệp số trong nền kinh tế.
  • Thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp dựa trên nền tảng của cơ sở dữ liệu. Xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi và  thủy hải sản. Xây dựng mạng lưới giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp. Phát triển hệ thống cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai cho nông dân. Giúp người dân nâng cao năng suất sản xuất cũng như chất lượng cây trồng. Chia sẻ các thiết bị nông nghiệp hiện đại qua các nền tảng số.
  • Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất và  kinh doanh nông sản. Tăng cường quản lý, giám sát nguồn gốc và các chuỗi cung ứng sản phẩm. Đảm bảo cung cấp nông sản nhanh chóng, minh bạch và chính xác. Nhưng vẫn đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
  • Xem xét, thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”. Mục tiêu là mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất. Hỗ trợ cung cấp, phân phối các sản phẩm nông sản. Dự báo cho hoạt động sản xuất. Ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp.
  • Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý nông nghiệp. Có các chính sách, điều hành kịp thời như dự báo thời tiết mùa vụ, cảnh báo thị trường và quản lý quy hoạch.
chuyen-doi-so-nong-nghiep
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp

Giao thông vận tải và logistics

Các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số Giao thông vận tải và Logistics:

  • Phát triển hệ thống giao thông hiện đại, thông minh. Đặc biệt là vào các hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc và đường quốc lộ. Chuyển đổi số các hạ tầng logistics như cảng biển, hàng không, cảng thủy nội địa, đường sắt và kho vận,…
  • Phát triển nền tảng kết nối giữa các chủ hàng và các nhà giao vận với khách hàng. Tạo thành hệ thống một cửa, cho phép các chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu nhất. Từ đó giúp vận chuyển hàng hóa và lựa chọn các kho bãi chính xác hơn. Hoàn thiện đóng gói và đăng ký, các quá trình xử lý văn bản hành chính có liên quan.
  • Chuyển đổi số việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải. Ứng dụng công nghệ quản lý người điều khiển phương tiện.  Phát triển hạ tầng giao thông số, yêu cầu đăng ký và quản lý các phương tiện giao thông qua hồ sơ số. Đồng thời cấp cũng như quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện số.
chuyen-doi-so-giao-thong-van-tai
Chuyển đổi số trong lĩnh vực Giao thông vận tải và Logistics

Năng lượng

  • Tập trung phát triển ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa. Giúp cho việc cung ứng điện được tiến hành hiệu quả hơn.
  • Kết nối giữa các đồng hồ đo điện số với nhau, để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, giúp xác định các sự cố về mạng lưới nhanh hơn. Thêm vào đó hướng dẫn người dùng cách để tiết kiệm năng lượng, phát hiện các tổn thất và mất mát về điện năng.
chuyen-doi-so-linh-vuc-nang-luong
Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng

Tài nguyên và Môi trường

  • Ưu tiên xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về môi trường.  Đảm bảo quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường. Cụ thể là các cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. Cơ sở dữ liệu về lĩnh vực khác: đa dạng sinh học; nền địa lý quốc gia; biển và hải đảo; quan trắc tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nguồn thải; viễn thám; khí tượng – thủy văn; địa chất – khoáng sản,…
  • Xây dựng bản đồ số quốc gia mở, tạo nền tảng để phát triển các dịch vụ số. Triển khai mạnh mẽ những giải pháp thông minh trong quan trắc và giám sát, quản lý, xử lý các sự cố về môi trường. Cảnh báo sớm các hiện tượng thiên tai.
ung-dung-cong-nghe-so-trong-quan-ly-tai-nguyen-moi-truong
Ưu tiên ứng dụng công nghệ trong quản lý tài nguyên và môi trường

Sản xuất công nghiệp

Trọng tâm chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp:

  • Chú trọng vào phát triển các công nghiệp trụ cột. Xây dựng các hệ thống chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh. Xây dựng các nhà máy thông minh,  phương  thức vận hành thông minh. Từ đó tạo ra các sản phẩm thông minh. Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho tất cả người lao động.
chuyen-doi-so-san-xuat
Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Với 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số kể trên, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, và lĩnh vực. Mục tiêu chung là nhanh chóng hoàn thiện chuyển đổi số quốc gia.

Nguồn: công ty s tech

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá