Sau khi chứng tỏ khả năng phục hồi kinh ngạc vào năm 2020, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ trong năm 2021. Dự đoán, nền kinh tế của khu vực sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến và có thể đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Dự báo sơ bộ
Theo báo cáo mới nhất của eConomy Đông Nam Á, nền kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng một vai cực kỳ quan trọng trong tương lai của khu vực Đông Nam Á, vai trò này lớn hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng.
Năm ngoái, chúng ta đã được chứng kiến khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của Đông Nam Á khi đối mặt với đại dịch – mọi người đã nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu hàng ngày theo những cách mới.
Năm nay, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain, sự hồi sinh này tiếp tục hứa hẹn sẽ mở ra những khả năng mới thú vị cho hàng trăm triệu người trong khu vực. Báo cáo dự đoán rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa 174 tỷ đô la vào cuối năm 2021, và tăng tốc đạt 363 tỷ đô la vào năm 2025, cao hơn nhiều so với ước tính 300 tỷ đô la của năm ngoái.
Lần đầu tiên, Google cũng đưa ra dự báo rằng nền kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1 nghìn tỷ đô la vào cuối thập kỷ này. Sự tăng trưởng trên quy mô đó giúp khu vực được định hình là tương lai của công nghệ trên toàn cầu.
Số người online sẽ tiếp tục tăng
Trong số 589 triệu dân của Đông Nam Á có tới 440 triệu người (chiếm 75%) đang online, trong đó 40 triệu người bắt đầu sử dụng Internet lần đầu tiên vào năm 2021.
Có khoảng 350 triệu người Đông Nam Á là “người tiêu dùng kỹ thuật số”, nghĩa là họ đã mua hoặc sử dụng ít nhất một dịch vụ online. Kể từ khi đại dịch bùng phát, khu vực đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số. Và sự thay đổi dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cụ thể, 9/10 người bắt đầu sử dụng các dịch vụ online lần đầu vào năm 2020 và sẽ tiếp tục sử dụng vào năm 2021.
Làn sóng kinh doanh kỹ thuật số sẽ nổi
Internet đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ của Đông Nam Á vượt qua đại dịch và lập kế hoạch cho tương lai.
Để tiến hành thực hiện báo cáo năm 2021, đội ngũ thực hiện đã trao đổi với 3.000 doanh nhân kỹ thuật số thuộc các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công cụ kỹ thuật số, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm hoặc bán lẻ. Các nhà nghiên cứu bị ấn tượng bởi nhiều trải nghiệm tích cực mà những người làm kinh doanh thu được từ khi chuyển sang hoạt động online.
Ngày nay, 90% những người được hỏi nói rằng họ chấp nhận thanh toán điện tử và 1/3 tin rằng sẽ không thể sống sót sau đại dịch nếu không có các hình thức trực tuyến. Trong 5 năm tới, 8 trong số 10 người dự đoán rằng hơn một nửa doanh số bán hàng của mình sẽ đến từ các nguồn trực tuyến.
Thương mại điện tử dẫn đầu sự hồi sinh của nền kinh tế kỹ thuật số
Mọi người sử dụng Internet để mua ngày càng nhiều thì chắc chắn thương mại điện tử sẽ trỗi dậy. Đây sẽ là trọng tâm tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số ở khu vực.
Báo cáo ước tính lĩnh vực thương mại điện tử có thể vượt 120 tỷ đô la về tổng số lượng hàng hóa (GMV) vào cuối năm 2021, và đạt 234 tỷ đô la vào năm 2025. Dịch vụ giao đồ ăn cũng đang phát triển nhanh chóng với tổng cộng 71% người dùng internet đặt đồ ăn online. Các phương tiện truyền thông số sẽ ngày càng phát triển và được hỗ trợ bởi sự phổ biến của các trò chơi điện tử.
Bên cạnh đó, 3 lĩnh vực mới nổi đang phát triển nhanh hơn nhờ đại dịch Covid-19 gồm: công nghệ sức khỏe (HealthTech), công nghệ giáo dục (EdTech) và công nghệ tài chính (FinTech). Khi mọi người tìm kiếm sự thuận tiện và khả năng tiếp cận cao hơn, các lĩnh vực này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030.
Nguồn đầu tư hứa hẹn tăng cao
Đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á hiện nay đang phát triển theo hướng cao kỷ lục trong năm 2021. Giá trị các thương vụ trong khu vực là 11,5 tỷ USD ở nửa đầu năm 2021, so với 11,6 tỷ USD trong cả năm 2020.
Hầu hết các khoản tài trợ (khoảng 60%) sẽ chuyển sang thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, nhưng sự phát triển của công nghệ y tế đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư: tài trợ cho lĩnh vực này đã tăng lên mức cao kỷ lục 1,1 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm, nhiều hơn tổng số 800 triệu đô la của năm 2020.
Và hiện vẫn có khoảng 14,2 tỷ đô la từ nhiều nguồn khác nhau, sẵn sàng đầu tư cho các startup mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ để phát triển các ý tưởng.
Doanh nghiệp Việt nên làm gì?
“Nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2030” đồng nghĩa với việc các dịch vụ trực tuyến được tiếp cận rộng rãi hơn, có nhiều việc làm hơn và các doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Sắp tới, chúng ta chắc chắn sẽ được chứng kiến việc khu vực Đông Nam Á định hình những tiến bộ trong công nghệ cho toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Để đảm bảo không bị “lạc lối” và “lạc thời”, doanh nghiệp Việt cần tìm ra các giải pháp chuyển đổi số cho mình, không nhất thiết phải “đao to búa lớn” nhưng nhất định phải phù hợp để làn sóng “kỹ thuật số” có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.
Các ưu tiên trong những năm tới sẽ bao gồm việc tìm ra đúng các nền tảng chuyển đổi số cho mình, đưa cơ sở hạ tầng dữ liệu vào hoạt động và đảm bảo nền kinh tế kỹ thuật số phát triển một cách đúng mực ví dụ như bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến cho người
Theo blog.google