Hiện nay việc công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, các thuật ngữ và dịch vụ công nghệ dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều người còn thắc mắc. Hôm nay, S-TECH sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu Google Cloud Platform là gì nhé!
1. Google Cloud Platform là gì?
Google Cloud Platform được viết tắt là GCP là 1 nền tảng của điện toán đám mây cho phép tổ chức và các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và hoạt động những ứng dụng của mình tên hệ thống google tạo ra. Những ứng dụng phổ biến của Google sử dụng Google Cloud Platform hiện đang rất phổ biến chính là: Youtube, Chrome, Google Apps, Google Maps, Google Search,…
Google Cloud Platform có mục đích giúp người dùng giải quyết tất cả những vấn đề cần thiết như là: Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine, Storage, Big Data,… Từ những lợi ích của Google Cloud platform mang lại thì những doanh nghiệp này có thể làm những việc khác cần thiết để phát triển doanh nghiệp hơn mà không cần màng đến những hệ thống bên dưới.
Bên cạnh những dịch vụ trên, Google Cloud Platform còn mang đến sự khác biệt so với những nền tảng dịch vụ của Cloud khác. Đây chính là những dịch vụ được google đặt trực tiếp. Ở đây có một hệ thống dịch vụ Datacenter với mức độ an toàn bảo mật dữ liệu cao nhất. Bên cạnh đó, Google Cloud Platform cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với 1 hệ thống điện toán đám mây.
Google Cloud Platform cung cấp bao gồm những sản phẩm chính sau đây:
- Services – Cloud Endpoints, Translate API, Prediction API
- Big Data – BigQuery, Cloud Dataflow, Cloud Dataproc, Cloud Pub/Sub
- Storage – Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL, Cloud Bigtable
- Compute – App Engine, Compute Engine, Container Engine
Bên cạnh đó, Google Cloud Platform cung cấp những dịch vụ phát triển và tích hợp ứng dụng.
Chẳng hạn như là dịch vụ tin nhắn Google Cloud Pub/ Sub. Đây là dịch vụ được quản lý, thời gian thực tế cho phép người dùng trao đổi tin nhắn giữa các ứng dụng. Bên cạnh đó Google Cloud Endpoint còn cho phép những nhà phát triển xây dựng những dịch vụ phụ thuộc vào những API RESTful. Tiếp theo, những nhà phát triển dịch vụ có thể truy cập được đối với khách hàng của Apple iOS, JavaScript và Android. Những dịch vụ khác nữa như là máy chủ DNS Anycast. Có chức năng kết nối mạng trực tiếp, khai thác, giám sát, cân bằng tải những dịch vụ.
Xem thêm:>> Big Data là gì? Ứng dụng Công nghệ Big Data như thế nào?
2. Những dịch vụ Google Cloud Platform cấp cao
- IoT là dịch vụ được viết tắt của từ Internet of things được google cung cấp: Dịch vụ này cho phép người sử dụng quản lý và tiêu thụ dữ liệu từ những thiết bị IoT một cách thuận lợi.
- Máy tìm kiếm đám mây hay còn là Cloud Machine Learning Engine để phát triển ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) theo một phương pháp phổ biến vào những dịch vụ của google cung cấp. Mỗi dịch vụ được quản lý mang đến cho người sử dụng xây dựng và đào tạo những quy mô học máy. Nhờ vào việc sử dụng dịch vụ này mà quá trình xử lý thông tin trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Những API khác cũng có sẵn để phân tích và dịch những video, hình ảnh, văn bản và lời thoại.
- Dịch vụ google Cloud cũng cung cấp những dịch vụ như Hadoop và Apache Spark bao gồm Google Cloud Dataproc để dữ liệu được xử lý dễ dàng hơn và nhanh hơn.
- Google Cloud Dataflow chính là dịch vụ xử lý dữ liệu cho những công việc phân tích, phục vụ cho các dự án tính toán theo thời gian thực tế, trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL).
- Google BigQuery là 1 dịch vụ dữ liệu lớn của Google gồm những dịch vụ xử lý dữ liệu và phân tích. Google BigQuery có chức năng để truy vấn tương tự công cụ SQL truyền thống được thực hiện đối với bộ dữ liệu nhiều terabyte. Trên thực tế việc lưu trữ những dữ liệu vô cùng cần thiết và quan trọng. Dữ liệu không những dừng lại ở những file có kích thước nhỏ mà còn có thể lên đến terabyte.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Google Cloud Platform là lựa chọn được dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp của mình nhé. Mọi thắc mắc về công nghệ các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline: 094 836 9191 để nhận được tư vấn tốt nhất nhé.
Nguồn: s-tech.info