IoT platform là gì? Tổng quan về IoT platform

Hiện nay chúng ta nghe nhiều người nhắc đến những khái niệm hiện đại như IoT, Big Data, AI,… Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Bao gồm cả hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Vậy thực chất IoT platform là gì? IoT có quan trọng không?

1. IoT platform là gì

Đầu tiên cần hiểu rõ IoT là gì? 

IoT là viết tắt của cụm từ Internet of Things, nghĩa là internet vạn vật. IoT là tập hợp mạng lưới các thiết bị kết nối internet trên thế giới. Chúng có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần sự tham gia của con người. IoT như một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi người hay mỗi vật đều có định danh riêng của mình.

IoT-la-gi
IoT – Internet of Things

IoT platform là một dạng phần mềm trung gian, kết nối giữa phần cứng và các ứng dụng. IoT platform có nhiệm vụ thu thập và trao đổi dữ liệu qua các giao thức, cấu trúc mạng liên kết khác nhau. Quản lý, điều khiển các thiết bị từ xa, cập nhật các chương trình qua mạng. IoT platform tích hợp hầu hết trên các thiết bị có thể kết nối internet và hòa hợp với ứng dụng của bên thứ ba. Sự độc lập của IoT platform cho phép quản lý bất kỳ loại thiết bị được kết nối nào qua một mạng duy nhất, với cách đơn giản nhất. IoT platform hiện đại có nhiều tính năng có giá trị cho cả lớp phần cứng và phần mềm. Nó cung cấp giao diện người dùng, phân tích, xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở điện toán đám mây. Một số thậm chí có thể triển khai các giải pháp IoT từ đầu đến cuối.

IoT-platform-la-gi
Định nghĩa về IoT Platform

2. Ưu điểm của IoT platform là gì

  • IoT platform có khả năng quản lý phức tạp

Sự phức tạp này bắt nguồn từ nhiều yếu tố như:

    • Sự phân mảnh của chuỗi cung ứng và hệ sinh thái
    • Sự đa dạng của công nghệ
    • Sự cần thiết thay đổi các quy trình và tổ chức cơ bản
    • Sự thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ kết nối
    • Khó khăn trong môi trường pháp lý
    • Khó xác định lợi tức đầu tư
    • IoT platform giúp tạo và duy trì các kết nối đáng tin cậy

Việc này là rất quan trọng nhất là khi hệ thống IoT được nhúng vào cơ sở hạ tầng và các các miền sử dụng chính. 

  • IoT Platform giúp bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư

Trong thời đại kết nối hiện nay, dữ liệu có khả năng bị đánh cắp cũng như mất quyền riêng tư, khả năng kiểm soát. Bảo mật IoT được triển khai trong hệ thống mạng, đám mây và hệ thống back-end của doanh nghiệp. Giúp bảo mật dữ liệu đang ở trạng thái nghỉ, dữ liệu đang sử dụng, dữ liệu đang chuyển động. Hệ thống an ninh mạng cố gắng bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư bằng nhiều cách thức.Chẳng hạn như:

    • Xác thực đối tượng, thiết bị được mô tả
    • Xác thực quyền truy cập vào thông tin, dịch vụ do thiết bị cung cấp
    • Bảo mật tính riêng tư của dữ liệu trên thiết bị, các dữ liệu chuyển động
  • IoT platform cho phép sử dụng tối ưu dữ liệu

Điều đó thể hiện ở việc quản lý, sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn một cách tối ưu. Từ bảo mật dữ liệu, đa dạng hóa đến phân tích, tăng tốc dữ liệu,…

  • Cho phép hệ sinh thái IoT mở

Hệ sinh thái mở tạo ra sự đổi mới, các giá trị mới được đề xuất. Hệ sinh thái mở cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các nhà phát triển chính với bên triển khai thứ cấp và người sử dụng. Các nhà cung cấp nhận được nhiều lợi ích hơn khi tham gia vào hệ sinh thái mở so với tự cung tự cấp các giải pháp theo chiều dọc.

3. Các IoT platform phổ biến là gì

  • Amazon Web Service IoT (AWS IoT)

AWS IoT được Amazon thông báo lần đầu tại hội thảo Re:invent năm 2017. AWS IoT cho phép định danh và lưu thông tin các thiết bị kết nối đến qua tính năng Registry for recognizing devices. Amazon cũng cung cấp các gói phần mềm phát triển các thiết bị phần cứng: Device Shadows, Secure device gateway, Rules engine,…

AWS IoT giúp các nhà phát triển dễ dàng kết nối các loại cảm biến cho nhiều ứng dụng khác nhau. AWS IoT cũng được tích hợp với nhiều hãng phần cứng nổi tiếng như Texas Instruments, Qualcomm, Broadcom,…

Amazon-Web-Service -IoT
Amazon Web Service IoT
  • Microsoft Azure IoT

Đây là một nền tảng với nhiều giải pháp mở rộng của Microsoft. Các tính năng của Microsoft Azure IoT như: Device shadowing, Rule engine, Giao diện giám sát thông tin,… Azure IoT kết hợp với Azure Stream Analytics giúp xử lý lượng thông tin lớn thu thập từ hệ thống trong thời gian ngắn.

Microsoft-Azure-IoT
Microsoft Azure IoT
  • Google Cloud Platform

Đây là một trong những nền tảng IoT phổ biến và tốt nhất hiện nay. Nền tảng này cho phép xử lý lượng thông tin khổng lồ từ Cloud IoT Core. Google Cloud Platform có nhiều tính năng nổi bật như:

    • Tăng tốc cho thiết bị
    • Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cắt giảm chi phí
    • Hệ sinh thái rộng lớn
    • Hỗ trợ doanh nghiệp với lượng dữ liệu khổng lồ
Google-Cloud-Platform
Google Cloud Platform
  • ThingWorx IoT platform

Đây là một nền tảng IoT chuyên phát triển các ứng dụng doanh nghiệp. Nền tảng này cung cấp các tính năng như: 

    • Kết nối các thiết bị đến nền tảng Thingworx một cách dễ dàng
    • Loại bỏ sự phức tạp trong quá trình phát triển các ứng dụng
    • Chia sẻ nền tảng giữa các nhà phát triển một cách nhanh chóng
    • Phân tích dữ liệu lớn phức tạp và tự động hóa nhờ tích hợp học máy
    • Giải pháp điện toán đám mây, hệ thống nhúng IoT
ThingWorx-IoT-platform
ThingWorx IoT platform
  • IBM Watson IoT Platform

Đây là nền tảng IoT được hỗ trợ bởi nền tảng đám mây hỗn hợp PaaS của IBM. Các tính năng chính của IBM Watson:

    • Quản lý các thiết bị
    • Bảo mật
    • Lưu trữ, truyền dữ liệu thời gian thực,…
IBM-Watson-IoT-Platform
IBM Watson IoT Platform

Hiện nay IoT đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Từ chính trị đến kinh tế, xã hội,… IoT platform giúp quản lý, truyền tải thông tin, dữ liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.

Nguồn: https://s-tech.info

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá