3 Kỹ Năng cần có của nhà quản lý doanh nghiệp tương lai

Những năm gần đây chứng kiến sự biến động không ngừng của thị trường việc làm. Có tầm nhìn xa, nâng cao 3 kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn dự phòng được thách thức, dễ dàng nắm bắt cơ hội khi ở vị trí quản lý doanh nghiệp.

Khả năng quản trị linh hoạt

Công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu đám mây, công nghệ máy học… đang từng bước thay đổi cách nền kinh tế vận hành. Các doanh nghiệp lớn và nhân sự của họ ngày càng có nhiều cơ hội làm việc xuyên biên giới (cả về địa lý lẫn nền tảng, lĩnh vực làm việc). Vậy, kỹ năng quản trị linh hoạt có ý nghĩa ra sao với một nhân viên bình thường?

Không chỉ dừng lại ở chuyên môn cao, khả năng thấu hiểu mọi người… giờ đây, với sự tự do mà công nghệ mang lại, con người còn cần hiểu được cách kiểm soát các công cụ công nghệ để tận dụng trong những tình huống thách thức. Hiểu được các công cụ đang có trong tay (bao gồm công cụ truyền thống và hiện đại) cũng như nắm được tư duy quản trị (thời gian, cách hệ thống hóa công việc…) sẽ giúp bạn có được cách tiếp cận mới để quản lý và ra quyết định. 

Tham khảo:>> 4 công cụ mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

Từ “đấu sĩ” đến “hoa hậu thân thiện”

Người ta vẫn thường quan niệm về những nhà lãnh đạo như “vị tướng” trên thương trường với sự cứng rắn, ương ngạnh cần thiết. Nhiều người cũng ngầm nhận định thái độ sẵn sàng đối đầu với đối thủ như một biểu hiện của sự vững vàng.

Nhưng trong một thế giới mà hình ảnh của bạn ngày càng dễ lan tỏa bởi cộng đồng mạng, thì những điều trên có thể không hiệu quả bằng việc thu hút khách hàng. Bạn sẽ dần thấy các thương hiệu lớn hoạt động trên mạng xã hội như một cá nhân, thực thể, con người với cá tính riêng. Nhờ vậy, thương hiệu càng thân thiện càng dễ được lan tỏa. 

ky-nang-quan-ly-doanh-nghiep-1
Khả năng phối hợp cũng quan trọng không kém gì kỹ năng chuyên môn (Ảnh: Pexels)

Con người trong một tập thể làm việc cũng thế. Bạn không nhất thiết phải luôn chiến thắng mọi “cuộc chiến”. Việc bạn liên kết được nhiều đồng minh hơn, thống nhất được nhiều người cho một mục tiêu chung cho tập thể sẽ trở nên có giá trị hơn.

Khả năng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ chống đối sang thu hút đối phương cũng giúp bạn thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cung cấp cho họ những sự lựa chọn như ý.

Đa dạng hóa lĩnh vực làm việc

Trước đây, các ngành nghề và việc làm được phát triển theo hướng chuyên môn hóa để mỗi người là một “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Nhưng trong thời đại mới với sự giao lưu kinh tế và việc “bán chéo” các dòng sản phẩm khác nhau trên các hạ tầng khác nhau, thì một nhân sự “đa-zi-năng” có khả năng đa nhiệm sẽ nhận nhiều cơ hội trở thành lãnh đạo. Khả năng đó giúp bạn trở nên linh hoạt, dễ chuyển đổi vị trí công việc, lĩnh vực làm việc, cũng như tiết kiệm được chi phí đào tạo, chuyển đổi cho công ty khi bổ nhiệm bạn sang lĩnh vực mới. 

Đồng thời, người có kinh nghiệm tiếp cận với nhiều lĩnh vực và ngành nghề có thể có tư duy mở và điều chỉnh quan điểm theo thực tế nhanh hơn. 

Điều đó không có nghĩa rằng bạn chỉ cần có kỹ năng quản trị, linh động, khéo léo là sẽ thành công trong việc điều hành, quản lý một tổ chức trong tương lai. “Có bột mới gột nên hồ”, bạn vẫn cần có hiểu biết, kỹ năng nền tảng cho công việc. Nhưng  với những năng lực mới trên, bạn có thể bao quát và có tầm nhìn xa hơn cho tổ chức và bản thân.

(Nguồn CareerBuilder)

5/5 - (1 bình chọn)
Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá