Chuyển đổi số Quốc gia là gì?  Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Văn bản này xác định tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cho Chuyển đổi số Quốc gia. Vậy chuyển đổi số Quốc gia là gì? 

1. Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Chuyển đổi số Quốc gia là sự ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ hoạt động của quốc gia. Từ xây dựng Chính phủ số đến phát triển kinh tế số, xã hội số,… Chuyển đổi số quốc gia hướng tới thay đổi quy trình, cách thức hoạt động của toàn bộ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Thay đổi nhận thức và hành vi của người dân theo hướng chuyển đổi số.

chuyen-doi-so-quoc-gia-la-gi
Chuyển đổi số Quốc gia là gì?

2. Mục tiêu của Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Chuyển đổi số quốc gia là chương trình phát triển trọng điểm. Mục tiêu xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Đồng thời hình thành và phát triển các doanh nghiệp số, có năng lực toàn cầu hóa.

Xem thêm:>> Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

Mục tiêu chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

  • Mục tiêu trong giai đoạn này là 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Các dịch vụ được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, gồm cả các thiết bị di động. Có 90% hồ sơ các công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ thuộc cấp huyện, 60% hồ sơ thuộc cấp xã được giải quyết trên môi trường internet. Ngoại trừ các hồ sơ công việc thuộc bí mật nhà nước. 100% chế độ báo cáo, báo cao định kỳ, thống kê thuộc sự điều hành của Chính phủ được kết nối, tích hợp và chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo chính phủ.
  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm CSDL về dân cư, đất đai, tài chính, bảo hiểm, doanh nghiệp tham gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Các CSDL này được hoàn thành kết nối và chia sẻ trên toàn quốc.
  • Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời. Khai báo một lần, sử dụng trọn đời. 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước thực hiện qua môi trường số, hệ thống thông tin quản lý. 
  • Việt Nam thuộc 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Nền kinh tế số chiếm 20% trên tổng GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong các ngành đạt ít nhất 10%. Năng suất lao động số mỗi năm đạt ít nhất 7%.
  • Việt Nam cũng thuộc 50 nước đi đầu về CNTT (IDI). Việt Nam thuộc 50 nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất (GCI). Việt Nam thuộc 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII). 
  • Hệ thống mạng, cáp quang phủ rộng trên 100% xã, 80% hộ gia đình cả nước. Toàn quốc được phổ cập mạng 4G, 5G, điện thoại thông minh. Tỷ lệ thanh toán điện tử trong dân chúng đạt trên 50%. Nước ta cũng thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI)
muc-tieu-chuyen-doi-so-quoc-gia-den-2025
Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

  • 100% các dịch vụ công trực tuyến đều ở mức độ 4. Được cung cấp trên nhiều phương tiện, bao gồm thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc cấp bộ, tỉnh, 90% hồ sơ thuộc cấp huyện, 70% hồ sơ thuộc cấp xã sẽ được giải quyết trên môi trường mạng. Trừ những hồ sơ thuộc bí mật nhà nước. Hình thành nền tảng dữ liệu số cho các ngành kinh tế trọng điểm. Thực hiện dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước và hạ tầng IoT.
  • Các thủ tục hành chính giảm 30%. Mở kho dữ liệu số cho các tổ chức, doanh nghiệp. Các hoạt động sáng tạo tăng 30%. 70% các hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý.
  • Việt Nam thuộc 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Nền kinh tế số chiếm 30% trên tổng GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong các ngành đạt ít nhất 20%. Năng suất lao động số mỗi năm đạt ít nhất 8%.
  • Việt Nam cũng thuộc 30 nước đi đầu về CNTT (IDI). Việt Nam thuộc 30 nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất (GCI). Việt Nam thuộc 30 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII). 
  • Hệ thống mạng, cáp quang được phổ cập rộng khắp. Toàn quốc được phổ cập mạng 5G, điện thoại thông minh. Tỷ lệ thanh toán điện tử trong dân chúng đạt trên 80%. Nước ta cũng thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI)
muc-tieu-chuyen-doi-so-quoc-ga-den-2030
Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

3. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam khi thực hiện Chuyển đổi số quốc gia là gì

Điểm mạnh

Việt Nam có nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua chuyển đổi số. Nước ta có sự nhận thức nhanh chóng và kịp thời về chuyển đổi số. Toàn thể hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân Việt Nam có ý chí, khát vọng phát triển Việt Nam hùng mạnh. Nước ta không phải chịu quá nhiều áp lực và tổn thất lớn khi chuyển đổi công nghệ và mô hình cũ. Nước ta cũng có sự phát triển nhanh chóng trong hạ tầng CNTT, tỷ lệ sử dụng công nghệ. Nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo, thích ứng nhanh. Chính trị ổn định, dân cư, địa lý và tài nguyên đều có lợi.

Điểm yếu

Nước ta vẫn là nước đang phát triển. Thu nhập trung bình còn thấp. Do đó, nguồn đầu tư có hạn chế. Thêm nữa hệ thống chính sách, pháp lý còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sáng tạo chưa được cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ các doanh nghiệp và người dân hiểu biết về CNTT còn khá thấp.

diem-manh-và-diem-yeu-Viet-nam
Việt Nam có nhiều điểm mạnh cũng như còn nhiều điểm yếu khi thực hiện chuyển đổi số quốc gia

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi thực hiện Chuyển đổi số quốc gia là gì

Về cơ hội

Chính phủ số sẽ thúc đẩy hoạt động của Chính phủ được hiệu quả, minh bạch hơn. Nền kinh tế số thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. Tạo ra nhiều giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng. Xã hội số giúp mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ như nhau, tạo sự bình đẳng xã hội. Các lĩnh vực được tối ưu hóa, giúp nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống toàn xã hội.

Về thách thức

Có những mối quan hệ truyền thống có thể bị gián đoạn, thậm chí chấm dứt. Những doanh nghiệp không chịu thay đổi sẽ bị đào thải, thay thế. Thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Người dân nước ta chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng số. Các vấn đề việc làm khi lao động không đạt yêu cầu chuyển đổi số. Các vấn đề lớn về an toàn, an ninh mạng. Sự bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân, các quyền riêng tư bị đe dọa.

co-hoi-và-thach-thuc-Viet-Nam
Việt Nam có nhiều cơ hội và gặp nhiều thách thức khi thực hiện chuyển đổi số

Chuyển đổi số mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển chưa từng có. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều thách thức to lớn. Do đó, cần có chiến lược chuyển đổi số một cách hợp lý để tận tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức. Hướng tới xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam lớn mạnh.

Xem thêm:>> Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Nguồn: https://s-tech.info

Câu hỏi thường gặp?

Chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ đâu?

Theo Chương trình chuyển đổi số Quốc gia quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì chuyển đổi số bắt đầu từ chính người dân, tiếp đến là trong các ngành, lĩnh vực như giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, cơ quan nhà nước,…

Tầm nhìn của chuyển đổi số quốc gia?

Theo Chương trình chuyển đổi số Quốc gia quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì tầm nhìn của chuyển đổi số Quốc gia chính là thực hiện chuyển đổi số theo các trụ cột bao gồm Chính phủ Số, Kinh tế số và Xã hội số

Sau Chính phủ số sẽ là gì?

Với cấp Chính phủ có 3 mức độ phát triển là Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Chính phủ thông minh. Vậy sau Chính phủ số sẽ là Chính phủ thông minh. Ở mức độ phát triển này, chính phủ kiến tạo sự phát triển bền vững, cung cấp các dịch vụ đổi mới, sáng tạo, có tính dự báo trước cho người dân và doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số và mô hình cung cấp dịch vụ mới, được tối ưu hoá.

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số là gì?

Theo Chương trình chuyển đổi số Quốc gia quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá