Bức tranh tổng quan về Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Thời đại công nghệ 4.0 mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đến mọi lĩnh vực trong xã hội. Chuyển đổi số (digital transformation) là xu hướng không cho phép bất kỳ doanh nghiệp, ngành nghề nào đứng ngoài. Bao gồm cả ngành bán lẻ. Vậy quá trình chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang diễn ra như thế nào?

1. Tính cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

– Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của khách hàng

Ngành bán lẻ là một lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào thói quen và sức mua của người tiêu dùng. Thời gian gần đây, ngành bán lẻ liên tục biến đổi. Thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi do tác động của công nghệ, môi trường xã hội. Họ có nhiều nhu cầu mới hơn. Có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ có những đòi hỏi cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ mà mình tiêu dùng. Họ quan tâm đến trải nghiệm khi mua hàng, sử dụng dịch vụ. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi liên tục, phù hợp với nhu cầu và cạnh tranh được trên thị trường ngày càng bão hòa.

chuyen-doi-so-trong-nganh-ban-le
Công nghệ dẫn đến sự thay đổi trong thói quen người tiêu dùng

– Doanh nghiệp không thích ứng và chấp nhận thay đổi dễ dàng thất bại

Một số năm gần đây, lượng nhà bán lẻ phải đóng cửa liên tục tăng. Nguyên do là họ không kịp thích ứng với sự thay đổi của ngành cũng như môi trường kinh doanh. Nhiều nhà bán lẻ không chịu hay không kịp thay đổi những hình thức kinh doanh đã lỗi thời dẫn đến thất bại. Theo nghiên cứu của CNBC năm 2019, chỉ riêng tại Mỹ đã có hơn 9300 cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa. Con số này càng cao hơn nữa trong năm 2020 vừa qua. Khi dịch Covid-19 bùng phát khắp nơi, người dân hạn chế tiếp xúc, đi ra ngoài. Các cửa hàng bán lẻ vật lý liên tục đóng cửa do doanh thu không đủ bù chi phí.

– Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là tất yếu

Kênh bán hàng online, thương mại điện tử liên tục có những bước nhảy vọt mạnh mẽ. Trái ngược hoàn toàn với sự ảm đạm tại các trung tâm thương mại. Điển hình là các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, Ebay,… Tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng lớn của các trang mua sắm online như Shopee, Lazada, Tiki,… Theo nghiên cứu của Nielsen tháng 2/2020, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam ghi nhận mức tăng số lượng đơn hàng trung bình gấp 2-4 lần trước đây. Dịch vụ mua sắm online của Co.opmart tăng gấp 4-5 lần trong cùng thời kỳ. 

Ngành bán lẻ đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt để sinh tồn và phát triển. Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi trong ngành bán lẻ. Nắm bắt các cơ hội, vượt qua những thách thức để vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

shopee-thanh-cong-trong-chuyen-doi-so-nganh-ban-le
Shopee có sự tăng trưởng nhanh chóng với nhiều chương trình lớn trong năm

2. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Chuyển từ mô hình chuỗi cung ứng tập trung vào sản phẩm sang mô hình chuỗi giá trị số tập trung vào khách hàng

Theo bà Nikki Baird (Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ của Aptos): “Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu”.

Với mô hình bán lẻ truyền thống, thuần túy chỉ là quá trình sản phẩm vật chất được phân phối từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Mô hình chuỗi cung ứng này tập trung vào sản phẩm là chính.  Lợi nhuận được  tạo ra nhờ chênh lệch giá trong mua bán. Mua vào rẻ, bán ra đắt. Trải nghiệm của khách hàng chỉ được chú trọng tại cửa hàng trực tiếp. Tuy nhiên mô hình này có phần đã cũ so với thời đại. Không thể tạo nên giá trị cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. 

Mô hình kinh doanh mới tập trung vào nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong suốt hành trình tìm kiếm, mua sắm, sử dụng và cả sau bán. Các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh bằng cách tối ưu và mở rộng chuỗi giá trị số của mình. 

 

nang-cao-trai-nghiem-khach-hang-trong-chuyen-doi-so-nganh-ban-le
Nâng cao trải nghiệm khách hàng giữ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

Tăng cường trải nghiệm cho khách hàng nhờ công nghệ VR, AR

VR – Virtual Reality – Thực tế ảo. AR – Augmented Reality – Thực tế tăng cường.

Theo nghiên cứu từ Goldman Sachs, thị trường công nghệ VR và AR sẽ đạt 1.6 tỷ USD vào năm 2025. Ngành bán lẻ đứng thứ 5 trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ VR, AR nhiều nhất năm 2018. Trong tương lai, ứng dụng công nghệ này trong bán lẻ sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Khi mà trải nghiệm khách hàng ngày càng được các nhãn hàng quan tâm.

Công nghệ AR giúp khách hàng nhanh chóng truy cập nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Còn VR giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ như thực tế.

Công nghệ VR, AR giúp trải nghiệm khi mua sắm của khách hàng trở nên thú vị hơn. Đồng thời, qua những trải nghiệm có thể thu được những thông tin hữu ích để cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng khách hàng, nhóm khách hàng. Nhiều ý tưởng marketing mới cũng được ra đời từ đây. Một số lĩnh vực đang ứng dụng VR, AR là nội thất, thời trang,…với các thương hiệu như Walmart, IKEA, ZARA,…

cong-nghe-VR-AR
Công nghệ VR, AR giúp tăng cường trải nghiệm cho khách hàng

Đa dạng hóa hình thức thanh toán

Việt Nam có thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng và năng động. Tuy nhiên hình thức thanh toán COD (thanh toán khi nhận hàng vẫn chiếm phần lớn). Đó là do người tiêu dùng còn chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm khi mua hàng online. 

Những năm gần đây, nhiều trang thương mại điện tử đã đẩy mạnh thanh toán online, không dùng tiền mặt. Thông qua những ưu đãi khi thanh toán bằng ví điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ngân ngân hàng. Các ví điện tử có lượng người dùng tăng nhanh chóng. Như ví Airpay, Alipay, MoMo, Zalo Pay,…Hình thức quét mã QR cũng được hỗ trợ trong thanh toán tiêu dùng nhờ sự thuận tiện của nó. Đặc biệt dịch Covid-19 đã thúc đẩy người dân sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam

vi-momo
Ví MoMo có lượng người dùng tăng cao trong bối cảnh dịch Covid-19

Việc đa dạng hình thức thanh toán ngoài thanh toán COD mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán lẫn người mua, cũng như các nền tảng thương mại. Giúp thay đổi thói quen tiêu dùng theo xu hướng chung của thế giới.

Tối ưu hóa quá trình vận hành của doanh nghiệp bằng các phần mềm quản trị

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ còn là sự tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó giảm thiểu chi phí đáng kể, phản ứng nhanh với thị trường. Nhất là trong một môi trường liên tục biến động. Đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng nhanh với các tác động của thị trường. Doanh nghiệp nào thích ứng tốt hơn, phản ứng nhanh hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Các quy trình làm việc, bộ máy tổ chức được tinh gọn một cách hợp lý. Nhờ đó doanh nghiệp hoạt động một cách khoa học hơn, công việc được xử lý nhanh chóng.

phan-mem-quan-tri-doanh-nghiep
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ nhờ tối ưu hóa quy trình hoạt động bằng các phần mềm quản trị

Thị trường bán lẻ liên tục thay đổi. Người tiêu dùng cũng liên tục có những nhu cầu mới. Chuyển đổi số là cần thiết cho các doanh nghiệp để đứng vững trong ngành bán lẻ.

Là một trong những công ty công nghệ cung cấp giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam, S-Tech đã hỗ trợ rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, giúp các công ty có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tăng hiệu quả cao với chi phí rẻ hơn.

Công ty TNHH Công Nghệ S-tech

Địa chỉ: Tầng 18, Center Building, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, HN

Hotline:

Website: https://s-tech.info/chuyen-doi-so-doanh-nghiep/

Nguồn: S-tech.info

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá