Quản trị doanh nghiệp là một công việc cần nhiều yếu tố để đạt được thành công. Trong đó, công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu, hỗ trợ chuyển dịch các mô hình và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết sau S-TECH sẽ cùng các bạn tìm hiều rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Tầm quan trọng của công nghệ trong doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng để gia tăng hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, giải pháp này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như:
- Trong thời đại cách mạng 4.0 và tiến tới 5.0, ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố quyết định trong việc bắt kịp xu hướng kinh doanh mới. Nó giúp doanh nghiệp hoàn thiện mô hình, cách thức bán hàng hiệu quả.
- Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Hoạt động quản lý doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, nhân viên. Do đó, nếu bạn không ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp, quá trình làm việc sẽ trở nên trì trệ và kém phát triển.
- Sử dụng công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế thị trường. Xu thế hiện đại và tối ưu hoá luôn là thiết yếu của bất kỳ nền kinh tế nào. Do đó, bạn khó bứt phá và có những bước tiến xa trong kinh doanh nếu không tận dụng công nghệ trong quá trình vận hành.
2. Doanh nghiệp có thể làm gì khi ứng dụng công nghệ trong quản lý?
Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Nhiều công cụ ra đời giúp tăng hiệu quả vận hành và quản trị, trong đó có phần mềm quản lý doanh nghiệp.
Với một phần mềm quản lý hiện đại, nhà quản trị có thể:
- Tối ưu hoá thời gian quản lý công việc kinh doanh, nhân viên, các bộ phận, phòng ban. Phần mềm giúp nhà quản trị bỏ qua các công đoạn không cần thiết, xử lý số liệu phức tạp và thiết lập các báo cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Xử lý các công việc trong quá trình vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn nhiều để đảm bảo năng suất làm việc. Nó hỗ trợ kiểm soát toàn bộ thời gian, hiệu suất thực hiện, tiến độ làm việc cùng hệ thống thông tin chi tiết, dễ dàng.
- Nâng cao chất lượng và xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt. Ngay cả khi không trực tiếp có mặt tại công ty, bạn vẫn bàn giao nhiệm vụ, họp online với đối tác, nhân viên trực tiếp trên phần mềm.
- Phần mềm giúp hạn chế tối đa sai sót thông tin, thất thoát trong quá trình làm việc như data khách hàng, lịch hẹn với đối tác, thông tin cũng như thời gian làm việc của nhân viên. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đánh giá một cách khách quan quá trình và hiệu quả làm việc.
- Nắm bắt xu hướng kinh doanh mới trên thị trường hiệu quả hơn, đưa ra những biện pháp và hoạch định kịp thời để giải quyết vấn đề biến động thị trường.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, đội ngũ nhân sự chất lượng và có sức bền. Đồng thời, tạo ra nhiều cơ hội để tối ưu hoá hoạt động liên kết phòng ban.
3. ERP – Phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tối ưu
Ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp giúp tổ chức giải quyết nhiều bài toán khó trong quá trình kinh doanh hiện nay. Trong đó, ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực Enterprise Resources Planning – phần mềm ERP vào quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Đây là một phần mềm không còn xa lạ với nhiều nhà quản trị trong thời gian gần đây. Nó gồm nhiều chức năng quản trị bao gồm quản lý khách hàng, kế toán, nhân sự và kinh doanh cùng các ưu điểm sau:
- Nó cho phép các doanh nghiệp quản trị quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống ứng dụng tích hợp để xử lý toàn bộ nhiệm vụ của quá trình sản xuất. Toàn bộ dòng chảy dữ liệu xuyên suốt qua các phòng ban, hành trình khách hàng và hoạt động. Nhờ đó, hoạt động và thời gian quản trị doanh nghiệp được rút ngắn, hiện đại và hiệu quả hơn.
- ERP giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng tối đa và cải thiện doanh thu. Ngay khi một nhân viên nhập dữ liệu vào hệ thống, nhân sự tại các phòng ban theo dõi toàn bộ thông tin đơn hàng và khách hàng.
- Đồng thời ERP cũng giúp người dùng thực hiện nhiều chức năng văn phòng liên quan tới nguồn nhân lực, dịch vụ và công nghệ hoàn toàn tự động.
- Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tạo ra những cơ chế phù hợp, thúc đẩy cải tiến quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho phép kiểm soát lượng tồn kho, hàng nhập để tránh tổn thất kinh tế.
- Nhà quản trị sử dụng ERP để chuẩn hóa hoạt động nhân sự thông qua đánh giá về chất lượng công việc, KPI, thực lực. Nhờ đó, doanh nghiệp đưa ra chế độ lương, thưởng, quy chế phạt phù hợp hơn.
- Tạo điều kiện để nắm bắt xu hướng kinh doanh ở bất cứ đâu, hỗ trợ quá trình bán hàng thông suốt, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.
Tham khảo:>> Top 3 phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP hiệu quả nhất hiện nay
Ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp là phương pháp cải thiện trong chất lượng quản trị. Không chỉ tối ưu hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu mà còn giúp nâng cao chất lượng nhân sự doanh nghiệp. Trong đó, các phần mềm hỗ trợ như ERP sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong nhiều chiến lược kinh doanh.