Thủ tướng: Chuyển đổi số tránh tình trạng ‘trăm hoa đua nở’

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hoạt động chuyển đổi số cần triển khai một cách tổng thể để đảm bảo hiệu quả, không lãng phí nguồn lực, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”.

Đây là một trong những yêu cầu Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đặt ra với Ngân hàng Nhà nước tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng” diễn ra ngày 4/8.

Cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao của NHNN và ngành ngân hàng trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Lãnh đạo Chính phủ cho biết chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và là yêu cầu bắt buộc, tác động tới tất cả người dân, các hoạt động của nền kinh tế. Do đó, cần có cách tiếp cận toàn dân, người dân là trung tâm, mọi hoạt động chuyển đổi số phải hướng tới người dân, người dân là chủ thể và phải được tham gia, hưởng lợi.

1. Chuyển đối số phải có trọng tâm

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Hiện Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, mục tiêu là chuyển đổi số toàn diện với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, dễ làm trước, khó làm sau, đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

“Ngành ngân hàng hội tụ đủ yếu tố để tiên phong trong tiến trình này. Nhìn rộng hơn, những ngành có nhiều quan hệ với người dân và doanh nghiệp phải đóng vai trò tiên phong”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đánh giá lãnh đạo NHNN cùng toàn ngành ngân hàng đã nhận thức rõ và có chỉ đạo triển khai quyết liệt trong vấn đề này nhằm chuyển đổi nhiều hoạt động quản lý Nhà nước, dịch vụ sang môi trường số và đạt kết quả bước đầu. NHNN cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

thu_tuong_pham_minh_chinh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng diễn ra ngày 4/8. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng cho biết quá trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số ngành ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, nhất là về định danh, xác thực điện tử; hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập, kết nối, khai thác dữ liệu dân cư, bảo hiểm, thuế mới ở phạm vi hẹp. Ngoài ra, sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp công nghệ tài chính còn hạn chế, trong khi tội phạm công nghệ cao với hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi…

Thủ tướng đánh giá trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, ngành ngân hàng cần thay đổi phương thức làm việc theo hướng hiện đại; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, phát triển xã hội số, kinh tế số, tiết giảm chi phí, bảo đảm an toàn, đổi mới, phát triển; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số.

Trong đó, Thủ tướng đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể yêu cầu NHNN thực hiện để đảm bảo hoạt động chuyển đổi số diễn ra hiệu quả.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để rà soát, ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp. Trong đó, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. NHNN cũng cần tiếp tục phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng, thử nghiệm và áp dụng khung pháp lý mới đối với phát triển công nghệ tài chính.

Nhiệm vụ thứ hai là, triển khai tổng thể chuyển đổi số, đảm bảo hiệu quả, không được lãng phí nguồn lực, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”. Thủ tướng yêu cầu NHNN phân định rõ ứng dụng công nghệ và trung gian tài chính, tránh tình trạng doanh nghiệp công nghệ lấn sân sang hoạt động trung gian tài chính.

NHNN cũng cần đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng dùng chung của ngành như thanh toán, thông tin tín dụng để theo kịp sự phát triển của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng cần chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng, dữ liệu cá nhân; tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng chống tội phạm, rửa tiền công nghệ cao.

2. Thanh toán điện tử đi đầu chuyển đổi số ngân hàng

Cũng tại sự kiện, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết sau khi Thủ tướng có quyết định phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cơ quan quản lý tiền tệ đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành ngân hàng do Thống đốc là trưởng ban. Đồng thời phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 
Thủ tướng nhấn mạnh ngành ngân hàng cần đi tiên phong trong tiến trình chuyển đổi số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trong đó, kế hoạch được xây dựng, tiếp cận theo hướng đặt người dân, khách hàng ở vị trí trung tâm, với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, như 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng cá nhân được số hóa, tự động…

Tham khảo:>> chuyển đổi số trong bất động sản

Phó thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số tại Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.

Trong 6 tháng đầu năm nay, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị.

Hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 68% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng với hơn 114 triệu tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Toàn thị trường hiện có 5,5 triệu tài khoản và 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC); 1,77 triệu tài khoản mobile money…

Theo Phó thống đốc, hiện nhiều ngân hàng đã đạt 90% giao dịch thực hiện trên kênh số, vượt xa mục tiêu đặt ra là 70% đến năm 2025.

Về hạ tầng cho chuyển đổi số, ông Phạm Tiến Dũng cho biết cách đây 5 năm, số lượng giao dịch ngân hàng bình quân ngày mới vào khoảng 50.000 lượt, đến nay, con số đã lên tới 8 triệu giao dịch/ngày. Giá trị giao dịch cũng đã tăng lên tới 900.000 tỷ đồng/ngày, tương đương hơn 40 tỷ USD.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá