Nền tảng công nghệ là gì? Các nền tảng công nghệ quan trọng cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Công nghệ thay đổi nhanh chóng dẫn đến nhiều thay đổi trong môi trường kinh doanh, hành vi người tiêu dùng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã có những bước đi mới khi ứng dụng các nền tảng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Vậy nền tảng công nghệ là gì? Những nền tảng công nghệ nào cần thiết cho doanh nghiệp?

Nền tảng công nghệ là gì?

Nền tảng công nghệ (technology platform) là nhóm các công nghệ được sử dụng nhằm mục đích phát triển các quy trình, công nghệ khác.

Nhìn chung, nền tảng công nghệ bao gồm phần cứng và phần mềm. Ngoài ra cong bao gồm môi trường lưu trữ, hoạt động, tính toán với tính bảo mật cao. Bên cạnh đó các nền tảng công nghệ conf bao gồm các công cụ phát triển và các công cụ hỗ trợ phổ biến khác.

Các nền tảng công nghệ có thể hỗ trợ phát triển nhiều ứng dụng nhỏ hơn. Nhờ vậy rất hữu ích cho hoạt động kinh doanh. Các nền tảng cũng giúp trừu tượng hóa nhiều chức năng, quy trình phổ biến một cách logic. Một nền tảng công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể chi phí phát triển, duy trì các ứng dụng.

nen-tang-cong-nghe-la-gi
Nền tảng công nghệ được sử dụng để phát triển các quy trình, công nghệ khác.

Các nền tảng công nghệ thường gặp là gì?

Nền tảng công nghệ IoT – internet of things

IoT là xu hướng công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu. Cuộc đua IoT giữa nhiều doanh nghiệp công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ kết hợp IoT với các thuật toán thông minh (AI) và kết nối tự động với hệ thống IT/ERP để quản lý các mô hình sản xuất và kinh doanh mới. Vì vậy, nhiều hãng công nghệ đã chuyển từ bán sản phẩm công nghệ sang hình thức cho thuê. Phí sử dụng từng thiết bị được tính hàng năm.

Vai trò của nền tảng IoT:

  • Giúp kết nối các phần cứng với nhau, chẳng hạn như thiết bị và cảm biến.
  • Giúp xử lý các giao thiệp truyền thông của các phần cứng, phần mềm khác nhau.
  • Cung cấp bảo mật, xác thực thông tin thiết bị và người dùng.
  • Giúp thu thập dữ liệu, trực quan hóa và phân tích một cách khoa học
  • Tích hợp các chức năng với các hệ thống kinh doanh, dịch vụ web khác.
nen-tang-cong-nghe-IoT-la-gi
Nền tảng công nghệ IoT – internet of things

Xem thêm về IoT platform tại đây

Blockchain platform

Blockchain platform là nền tảng hỗ trợ phát triển các ứng dụng phân quyền chạy trên blockchain. Blockchain platform như một nền tảng đám mây được phân tán toàn diện. Nó cung cấp các mạng blockchain, tham gia tổ chức, triển khai, chạy các hợp đồng thông minh, giúp cập nhật và truy vấn thông tin trên sổ cái. Blockchain giúp chia sẻ dữ liệu một cách tin cậy và bảo mật cao.

Blockchain giúp xử lý giao dịch một cách nhanh chóng. Do không sử dụng cơ sở hạ tầng tập trung. Blockchain đạt đến mức độ tin cậy cao chưa từng có. Nhờ tính công khai nhưng không thể thay đổi dữ liệu người dùng, blockchain đảm bảo sự minh bạch cao. Dù là sổ cái hay được công khai hay riêng tư. Người dùng hệ thống có thể truy vấn các giao dịch với thời gian thực.

nen-tang-cong-nghe-blockchain-la-gi
Blockchain platform hỗ trợ phát triển các ứng dụng phân quyền chạy trên blockchain

Xem thêm về >> Blochain platform tại đây.

Digital Manufacturing platform

Đây là nền tảng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo nghĩa rộng. Triển khai nền tảng này liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối các dữ liệu. Dữ liệu này mô tả các sản phẩm được sản xuất ra. Nó cũng thể hiện các quy trình sản xuất và thành phần tham gia vào quy trình đó. Thành phần tham gia như các công nhân, nguyên liệu, máy móc, thiết bị,…

digital-manufacturing-platform
Digital Manufacturing platform hỗ trợ sản xuất

Digital Manufacturing là nền tảng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ như:

  • Hệ thống giám sát quy trình sản xuất
  • Kỹ thuật dùng trong sản xuất
  • Hệ thống kiểm soát sản xuất
  • Phân tích dữ liệu, tự động hóa
  • Mô phỏng quy trình sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất, bảo trì tự động,…

Digital platform

Digital platform là nền tảng cho phép các hoạt động liên tục, hầu như không ngừng nghỉ (always-on environment). Digital platform cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược digital marketing. Giúp tăng độ phủ và độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.

Digital platform giúp thương hiệu tăng cường tương tác với người dùng. Tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Đây cũng là nền tảng giúp kết nối nhiều người dùng với nhau. Doanh nghiệp có thể thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích cho chiến lược kinh doanh. 

digital-platform
Digital platform hữu ích cho hoạt động digital marketing của doanh nghiệp

 

Digital platform là gì? 7 kênh digital platform hiệu quả nhất

Customer Data platform

Customer Data platform (CDP), có thể hiểu là nền tảng dữ liệu về khách hàng. Đây là nền tảng giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ. Các dữ liệu này thống nhất, bền bỉ và có thể truy cập được vào các hệ thống khác.

CDP cung cấp cho các doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan, sâu sắc về những hành vi, nhu cầu của khách hàng. Nền tảng này tổng hợp, sắp xếp dữ liệu từ nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.  Đây là nguồn thông tin hữu ích, quan trọng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

CDP tổng hợp dữ liệu khách hàng dựa trên các thuật toán có độ chính xác cao. Nhờ vậy hồ sơ khách hàng trên CDP liên tục cập nhật và phát triển. Dữ liệu được thu thập trong thời gian thực giúp doanh nghiệp luôn có được những thông tin mới nhất.

customer-data-platform
Customer Data platform cung cấp cơ sở dữ liệu khổng lồ

Trí tuệ nhân tạo – AI platform 

Trí tuệ nhân tạo AI liên quan đến việc sử dụng máy móc để thay thế con người thực hiện một số công việc. Nền tảng này mô phỏng những chức năng nhận thức mà tâm trí con người thực hiện. Như nhận thức vấn đề, lý luận, học tập, nhận thức xã hội,…

tri-tue-nhan-tao-AI
Trí tuệ nhân tạo AI thay thế con người thực hiện một số công việc

AI được ứng dụng trong các hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói, thị giác may. Một số tính năng tiêu biểu của nền tảng AI:

  • Machine Learning ( máy học): là tập hợp con của AI. Nó dựa trên những dữ liệu sẵn có, được thiết lập sẵn, để xử lý các vấn đề của bạn. Machine Learning tìm hiểu các hệ thống quyết định phức tạp, tìm ra mẫu, phát hiện sự bất thường của dữ liệu để đưa ra cảnh báo nếu cần thiết.
  • Tự động hóa: Bằng tự động hóa các quy trình thủ công, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tài nguyên cũng như sử dụng nhân lực một cách hợp lý. Tự động hóa giúp thực hiện nhiều công việc lập hóa đơn, lên lịch hẹn,… một cách dễ dàng.
  • Hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tính năng này giúp nhận dạng giọng nói và tương tác với giọng nói. Nó có thể chuyển thông tin từ dạng âm thanh thành văn bản. Đồng thời sử dụng các dữ liệu sẵn có để cung cấp các tính năng như giải thích đa ngôn ngữ, phương ngữ.
  • Cơ sở hạ tầng đám mây: tính năng này giúp phát triển và mở rộng các giải pháp AI phức tạp. Khi đó cần kết hợp AI và hệ thống đám mây (cloud) để khai thác các lợi ích một cách đầy đủ.

Lời kết

Bài viết trên đây giới thiệu cho bạn cái nhìn tổng quan về nền tảng công nghệ là gì? Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong thời đại số 4.0, ứng dụng các nền tảng công nghệ là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần nhanh chóng làm chủ những công nghệ này và áp dụng hợp lý trong chiến lược kinh doanh của mình.

Nguồn: s-tech.info

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung chính
094.836.9191
Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Google Maps Google Maps Google Maps Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá